+
Aa
-
like
comment

Nâng cấp bộ máy, chất lượng có nâng ?

06/09/2019 07:15

Để từ một ban nâng lên cấp sở, cần có một cuộc đánh giá, lấy ý kiến của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp.

vu-hang-tram-nguoi-ngo-doc-o-adora-center-nan-nhan-da-gui-don-den-ban-quan-ly-attp-tphcm-nhung-lanh-dao-ban-nay-tra-loi-pv-khong-biet-1

10 năm trước, để “gác cửa” an toàn thực phẩm cho hàng triệu dân TP.HCM, ngành y tế TP chỉ có 4 người, sau đó tăng lên 8 người chuyên trách thuộc Phòng Quản lý an toàn thực phẩm   (Sở Y tế TP). Từ năm 2009, TP “nâng cấp” Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) lên thành Chi cục ATTP thuộc Sở Y tế.

3 năm trước, Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM và một vài tỉnh thí điểm Ban Quản lý (BQL) ATTP. BQL ATTP TP.HCM với biên chế trên 500 người từ 3 sở, ngành là: Chi cục ATTP, Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) và Sở Công thương. Nói là 3 năm nhưng thực tế đi vào hoạt động đến nay chỉ mới 2 năm rưỡi. Bước đầu, Ban ATTP ổn định tổ chức bộ máy, con người và dần dà tiến đến việc cấp phép, kiểm tra, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

Việc “nâng cấp” bộ phận quản lý ATTP trên địa bàn TP cho đến hiện nay trải qua nhiều giai đoạn, nhưng thời kỳ nào thì tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra; thực phẩm “bẩn” vẫn tồn tại; kinh doanh thực phẩm không phép vẫn tràn lan… Minh chứng là các quyết định xử phạt của BQL ATTP trong 2 năm rưỡi qua đã trên 18 tỉ đồng. Nhưng cũng phải thừa nhận, khi được “nâng cấp” thành BQL ATTP, một số mảng như quản lý bếp ăn tập thể (đặc biệt ở trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất) được đẩy mạnh; xây dựng các khu thức ăn đường phố; quản lý thực phẩm từ các chợ đầu mối – nơi cung cấp thực phẩm cho toàn TP và chợ truyền thống; xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn; cấp phép và hậu kiểm; thanh kiểm tra… Tuy vậy, vẫn có ý kiến nhận xét “về mặt xã hội vẫn chưa thấy hiệu quả là bao”.

UBND TP đề xuất “nâng cấp” BQL ATTP lên thành Sở ATTP với mục đích tăng “địa vị” pháp lý để có công cụ quản lý chắc chắn hơn, hiệu quả hơn. Đây là một nhu cầu cần thiết, bởi Ban được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp Sở, nhưng các cơ chế và quy định pháp luật, trong một số trường hợp, do không có hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan cho mô hình thí điểm là BQL ATTP, nên còn nhiều lúng túng.

Việc “nâng cấp” từ BQL ATTP lên thành Sở ATTP sẽ tăng thẩm quyền và khả năng huy động nguồn lực của cơ quan này đối với lĩnh vực quản lý ATTP. Việc nâng cấp này nếu có thì cần huy động những nhân sự chuyên nghiệp, giỏi nghề ở các sở ngành liên quan sang Sở ATTP. Nhưng vẫn còn một số ý kiến băn khoăn của các chuyên gia. Theo đó, để từ một ban nâng lên cấp sở, cần có một cuộc đánh giá, lấy ý kiến của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp; bởi thực tế đã có thắc mắc: 3 năm qua BQL ATTP đã làm được những gì? Cần chấn chỉnh gì? Có đủ tầm “nâng cấp” lên Sở hay chưa?

Nhưng dù là BQL ATTP hay “nâng cấp” thành Sở ATTP, mấu chốt của vấn đề ở chỗ hãy làm cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn; tránh làm theo hình thức, khẩu hiệu; tránh “đánh trống bỏ dùi”.

10 năm trước, để “gác cửa” an toàn thực phẩm cho hàng triệu dân TP.HCM, ngành y tế TP chỉ có 4 người, sau đó tăng lên 8 người chuyên trách thuộc Phòng Quản lý an toàn thực phẩm   (Sở Y tế TP). Từ năm 2009, TP “nâng cấp” Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) lên thành Chi cục ATTP thuộc Sở Y tế.

3 năm trước, Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM và một vài tỉnh thí điểm Ban Quản lý (BQL) ATTP. BQL ATTP TP.HCM với biên chế trên 500 người từ 3 sở, ngành là: Chi cục ATTP, Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) và Sở Công thương. Nói là 3 năm nhưng thực tế đi vào hoạt động đến nay chỉ mới 2 năm rưỡi. Bước đầu, Ban ATTP ổn định tổ chức bộ máy, con người và dần dà tiến đến việc cấp phép, kiểm tra, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

Việc “nâng cấp” bộ phận quản lý ATTP trên địa bàn TP cho đến hiện nay trải qua nhiều giai đoạn, nhưng thời kỳ nào thì tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra; thực phẩm “bẩn” vẫn tồn tại; kinh doanh thực phẩm không phép vẫn tràn lan… Minh chứng là các quyết định xử phạt của BQL ATTP trong 2 năm rưỡi qua đã trên 18 tỉ đồng. Nhưng cũng phải thừa nhận, khi được “nâng cấp” thành BQL ATTP, một số mảng như quản lý bếp ăn tập thể (đặc biệt ở trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất) được đẩy mạnh; xây dựng các khu thức ăn đường phố; quản lý thực phẩm từ các chợ đầu mối – nơi cung cấp thực phẩm cho toàn TP và chợ truyền thống; xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn; cấp phép và hậu kiểm; thanh kiểm tra… Tuy vậy, vẫn có ý kiến nhận xét “về mặt xã hội vẫn chưa thấy hiệu quả là bao”.

UBND TP đề xuất “nâng cấp” BQL ATTP lên thành Sở ATTP với mục đích tăng “địa vị” pháp lý để có công cụ quản lý chắc chắn hơn, hiệu quả hơn. Đây là một nhu cầu cần thiết, bởi Ban được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp Sở, nhưng các cơ chế và quy định pháp luật, trong một số trường hợp, do không có hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan cho mô hình thí điểm là BQL ATTP, nên còn nhiều lúng túng.

Việc “nâng cấp” từ BQL ATTP lên thành Sở ATTP sẽ tăng thẩm quyền và khả năng huy động nguồn lực của cơ quan này đối với lĩnh vực quản lý ATTP. Việc nâng cấp này nếu có thì cần huy động những nhân sự chuyên nghiệp, giỏi nghề ở các sở ngành liên quan sang Sở ATTP. Nhưng vẫn còn một số ý kiến băn khoăn của các chuyên gia. Theo đó, để từ một ban nâng lên cấp sở, cần có một cuộc đánh giá, lấy ý kiến của chuyên gia, người dân, doanh nghiệp; bởi thực tế đã có thắc mắc: 3 năm qua BQL ATTP đã làm được những gì? Cần chấn chỉnh gì? Có đủ tầm “nâng cấp” lên Sở hay chưa?

Nhưng dù là BQL ATTP hay “nâng cấp” thành Sở ATTP, mấu chốt của vấn đề ở chỗ hãy làm cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn; tránh làm theo hình thức, khẩu hiệu; tránh “đánh trống bỏ dùi”.

Duy Tính

Bài mới
Đọc nhiều