+
Aa
-
like
comment

Năm 2020: Thế giới sẽ đối mặt với siêu khủng hoảng kinh tế?

Han Cao - 10/02/2020 17:40

Kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929 – 1933 các nước Tư bản như tỉnh giấc mộng về sự thịnh vượng mãi mãi của Chủ nghĩa Tư bản. Các nhà nghiên cứu kinh tế – chính trị phương Tây cho rằng sự khủng hoảng bắt nguồn từ sự lơi lỏng quản lý nhà nước về kinh tế. Sự can thiệp của Chính phủ sẽ ngăn được khủng hoảng kinh tế ? Quan điểm Mác – xít thì không nghĩ như vậy.

Quan điểm Mac-xit về khủng hoảng kinh tế

Nền kinh tế tự thân nó vận động dựa trên quy luật Cung – Cầu là cơ bản. Chủ nghĩa Tư bản hiện nay chỉ là một trong những hình thái kinh tế xã hội của loài người và đang vận hành theo quy luật cơ bản đó.

Điểm mạnh của xã hội tư bản chính là tư bản và đây cũng là điểm yếu của họ theo quan niệm Mác-Xít. Khi tư bản của họ quá nhiều, gây ra sự dôi dư tiền, của cải vật chất họ hoảng loạn nếu không để tiền vào trong lưu thông thì sẽ tiền giảm giá trị không có phát huy chức năng chính của nó (chức năng lưu thông, thanh toán). Và rồi họ nghĩ ra cách “xuất khẩu” tư bản sang các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế nghèo hơn để đưa tiền vào lưu thông, sản xuất tạo nhiều hàng hóa hơn nữa để cân bằng cung cầu.

Nhưng theo lý luận của Mác đến một ngưỡng nào đó khi sản xuất hàng hóa ra càng nhiều nhờ lượng tư bản dồi dào bóc lột qua giá trị thặng dư nhưng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của xã hội chỉ ở một ngưỡng nhất định. Lúc đó cung vượt cầu, giá cả hàng hóa giảm, giá nhân công giảm gây ra sự suy thoái kinh tế. Có thể là khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu dựa theo quy luật cung cầu của thị trường toàn cầu.

Chu kỳ suy thoái này diễn ra trong khoảng 8 – 12 năm. Nhờ có sự điều chỉnh và can thiệp của nhà nước Tư bản chu kỳ này có thời kỳ ngắn hơn.

Lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế gần nhất

Trong lịch sử kinh tế của Chủ nghĩa Tư bản giai đoạn 1929 – 1933 được coi là dấu mốc đen tối nhất khi các ngân hàng ở Mỹ lần lượt đóng cửa, thị trường chứng khoán chìm nghỉm, ngành công nghiệp nặng bị giảm đến 20%. Sau sự kiện này Chủ nghĩa Phát xít có cơ hội hình thành, các nền kinh tế được quân sự hóa, cục diện thế giới phân cực.

Sự kiện chế độ Bretton Wood (một hệ thống tiền tệ) sụp đổ năm 1971 đánh dấu thời kỳ bắt đầu khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1973 – 1974. Hệ quả là tốc độ tăng trường Mỹ 1974 đạt ngưỡng âm (-2,1%) thị trường chứng khoán New York bốc hơi 45% giá trị. Trong khi ở London thiệt hại đến 75% giá trí tính riêng cho thị trường chứng khoán. Trung bình các nước trong nhóm G7 mất 35% giá trị trên thị trường chứng khoán.

Khi Tư bản tích lũy ngày càng nhiều và sự lan rộng vòi bạch tuộc tài chính sang các nước thứ 3 thì khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng ở các nền kinh tế tư bản gốc rễ mà còn tác động mạnh đến một loạt các nước thứ 3 “nhập khẩu tư bản”.

Giai đoạn 1982 – 1983 khủng hoảng kinh tế diễn ra mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cho thấy lỗ hổng từ thời kỳ đại khủng hoảng vẫn chưa được khắc phục (hệ thống quản lý ngân hàng). Khi đó ở Mỹ thống kê 91 ngân hàng phá sản 540 ngân hàng khác ngấp nghé bờ vực không an toàn.

Continental Illinois National Bank and Trust Company là ngân hàng lớn thứ 7 ở Mỹ giai đoạn đó với số vốn 45 tỷ USD phá sản 1984. Đây là bằng chứng rõ ràng cho quan điểm của Mác “chính tư bản là điểm yếu của chủ nghĩa tư bản”. Ngân hàng lớn mạnh đến nỗi tự cho mình quá lớn để có thể sụp đổ. Nhưng chính sự quá lớn đó là điểm yếu khi hệ thống quản lý không theo kịp để vận hành.

Đầu 1990 một cuộc khủng hoảng kinh tế khác quay lại với các nước Tư bản theo chu kỳ tương đối Mác đã chỉ ra. Trong vòng 1 ngày chỉ số Dow Jones mất 22%, điều chưa từng xảy ra với một chỉ số chứng khoán hàng đầu của Mỹ. Những nước có quan hệ tài chính sâu sắc với Mỹ khi đó bắt đầu lao đao, hoảng loạn. Khủng hoảng kinh tế lần này có sức ảnh hưởng rộng và tính chất nghiêm trọng hơn lan sang cả Châu Á (20 năm liền sau đó Nhật Bản không có tăng trưởng về kinh tế).

Suy thoái kinh tế năm 2000 và 2001 với các sự kiện nổi bật như: 11/9, bê bối kiểm toán, khủng hoảng chấm com. Suy thoái ảnh hưởng toàn bộ kinh tế Mỹ cũng như Châu Âu. Đồng Euro chuẩn bị ra mắt năm 1999 thì mất giá, phải cho đến 2002 mới bắt đầu là một đồng tiền mạnh như Mỹ và đồng minh mong muốn.

Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, đồng đô la mất giá, chứng khoán sụp đổ, ngân hàng phá sản. Nguyên nhân chính được cho là hệ thống giám sát tài chính chưa được hoàn thiện tại Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính này.

Nguy cơ cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới

Điểm tương đồng của các cuộc khủng hoảng kinh tế đã từng xảy ra là trước khi xảy ra khủng hoảng mức chênh lệch lãi suất trái phiếu 10 năm và 2 năm của Mỹ đều chạm ngưỡng 0. Đó như một dấu hiệu báo trước kịch bản tiếp theo.

Hiện nay, 2020 với sự kiện dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc khiến nguồn cung nguyên liệu bị đình trệ, nền sản xuất, tài chính vận hành chậm lại. Và mức chênh lệch lãi suất nêu trên đã chạm mức 0. Liệu đây có phải dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo bắt nguồn từ nền kinh tế mạnh thứ 2 thế giới ?

Dường như “bàn tay vô hình” của Adam Smith đang chỉ lối cho khủng hoảng kinh tế diễn ra theo đúng chu kỳ 8 – 12 năm như Mác dự báo.

Han Cao 

Bài mới
Đọc nhiều