+
Aa
-
like
comment

Mỹ trang bị tên lửa mới cho tàu chiến chống Trung Quốc

09/09/2019 22:50

Mỹ trang bị cho tàu chiến ven bờ tên lửa chống hạm mới để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc vốn đang ngày càng tăng.

Tàu chiến đấu ven biển (LCS) Gabrielle Giffords của hải quân Hoa Kỳ tại căn cứ San Diego đã nhận được loại tên lửa chống hạm mới. Điều này đã biến LCS từ một tàu không vũ trang trước đây thành mối đe dọa thực sự đối với tàu chiến Trung Quốc. Thống tin này được thông báo bởi Defense News. Được biết, tên lửa chống hạm mới của Mỹ có thể bắn trúng mục tiêu một cách chính xác.

LCS Gabrielle Giffords là tàu thứ hai thuộc lớp này, được trang bị cho hải quân Hoa Kỳ trong năm nay.

zing_lcs10_2
Tàu chiến đấu ven biển Gabrielle Giffords của hải quân Mỹ.

Phát ngôn viên của hạm đội Thái Bình Dương John Gay xác nhận đã nhận được Gabrielle Giffords và trên tàu được trang bị tên lửa chống hạm và phương tiện trinh sát máy bay không người lái MQ-8C mới. Máy bay không người lái (UAV) này được thiết kế để trinh sát kẻ thù và chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực.

Ông cho biết thêm rằng, con tàu được thiết kế để hoạt động quân sự ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng nhiệm vụ chi tiết của tàu không được tiết lộ.

Theo Defense News, LCS được trang bị tên lửa hành trình NSM (Naval Strike Missile) do liên minh Raytheon và Kongsberg phát triển với UAV MQ-8C Fire Scout do công ty Northrop Grumman sản xuất. Hải quân Hoa Kỳ còn cho biết rằng, họ sẽ trang bị cho tàu khu trục FFG (X) tiềm năng bằng tên lửa NSM.

Việc triển khai các LCS là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy hải quân Hoa Kỳ đang dần có được chỗ đứng ở Thái Bình Dương, nơi đã và đang diễn ra căng thẳng do các yêu sách hàng hải của Trung Quốc. Chúng không được cộng đồng quốc tế công nhận, nhưng điều này không ngăn cản Bắc Kinh tăng cường các yêu sách của hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và quân đoàn biển của quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hải quân Hoa Kỳ đã nỗ lực để tăng phạm vi của các hệ thống của mình, từ vũ khí dẫn đường và thiết bị trinh sát đến máy bay không người lái tiếp nhiên liệu MQ-25 Stingray. Hơn nữa, đối với máy bay F/A-18 Super Hornet, các thùng nhiên liệu mới lớn hơn giúp tăng đáng kể bán kính chiến đấu của hải quân.

Tuy nhiên, ông Brian Clark, một sĩ quan tàu ngầm và nhà phân tích tại Trung tâm đánh giá Chiến lược và Ngân sách cho rằng, việc các lực lượng hải quân đang thực hiện hiện đại hóa là rất tốt nhưng họ đang đi rất chậm.

Các lực lượng mặt nước của hải quân Hoa Kỳ cho biết rằng, họ có ý định duy trì sự hiện diện thường trực của các loại tàu LCS ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong tương lai gần. Đô đốc Richard Brown, chỉ huy lực lượng mặt nước của hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương cho biết, việc triển khai các tàu thuộc loại LCS sẽ tiếp tục với tốc độ ngày càng tăng.

Theo ông Brown, LCS Montgomery và Giffords sẽ triển khai ở Thái Bình Dương, và sau đó Detroit và Little Rock sẽ được triển khai ở bờ biển phía đông.

Các chuyên gia cho biết, việc có được một con tàu vũ trang tốt như LCS và triển khai sản xuất hàng loạt là rất quan trọng đối với các lực lượng mặt nước của hải quân Hoa Kỳ.

Hải quân Hoa Kỳ đang sẽ nhận được 35 chiếc LCS và sẽ chiếm phần lớn lực lượng mặt nước của hạm đội. Họ đã và đang hiện diện ở Biển Đông và sự xuất hiện của LCS giúp họ thực hiện kế hoạch này một cách dễ dàng hơn.

Một số chuyên gia Mỹ cho rằng, việc sử dụng tàu tuần dương và tàu khu trục có trụ sở tại Nhật Bản cho các nhiệm vụ tuần tra Biển Đông là một sự lãng phí. Theo họ, các nhiệm vụ như vậy có thể được giải quyết rẻ hơn nhiều và sử dụng tàu LCS rất hiệu quả, do đó sẽ giải phóng các tàu khu trục và tàu tuần dương của hải quân Hoa Kỳ để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp hơn.

Cần nhớ rằng, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược quân sự có thể xảy ra của Mỹ, ông Kon Koninin Makienko, phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ nói với Gazeta.ru.

Theo ông, trong 15 năm qua PLA đã tăng một cách có hệ thống, hiện đại hóa và mở rộng phạm vi tên lửa và bệ phóng của chúng. Mặc dù không có con số chính xác, tuy nhiên Lầu Năm Góc ước tính rằng, hiện tại các lực lượng tên lửa PLA có tới 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 450 tên lửa đạn đạo tầm trung và 160 tên lửa đạn đạo tầm trung gian, ngoài ra còn có hàng trăm bệ phóng tên lửa hành trình mặt đất.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Singapore nằm trong khu vực hoạt đông của tên lửa Trung Quốc. Thậm chí, đối với tên lửa DF-26, mối đe dọa này kéo dài đến đảo Guam, nơi đặt các căn cứ của không quân và hải quân Hoa Kỳ.

Bắc Kinh cũng đã phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm chuyên dụng DF-21D, mà gần đây chúng đã được thử nghiệm bằng cách phóng từ Trung Quốc đến Biển Đông và đang triển khai một số biến thể của tên lửa hành trình trên biển và trên không.

Trung Quốc cũng được cho là đi trước Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc phát triển tên lửa siêu thanh hiện đại và điều này sẽ làm tăng đáng kể mối đe dọa đối với lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.

Chí Huy/Đất Việt

Bài mới
Đọc nhiều