+
Aa
-
like
comment

Mỹ sẽ dùng “vũ khí bí mật” để đấu với “Yasen” Nga?

11/11/2020 09:18

Viện Hải quân Hoa Kỳ công bố phương tiện tác chiến chống tàu ngầm mới ở Bắc Cực.

Tàu ngầm lớp Yasen của Nga

Đối với Mỹ, các đại dương luôn được coi là chiến trường chính, bởi họ có lợi thế là đang sở hữu một hạm đội khổng lồ, bao gồm gần hai chục tàu sân bay lớn, nhỏ.

Tuy nhiên, ở đây còn có một trở ngại vô cùng lớn đối với Mỹ – đó là các tàu ngầm của Hải quân Nga.

Trên tạp chí của Viện Hải quân Hoa Kỳ, một ấn phẩm có uy tín tại Hoa Kỳ, Tướng David Berger – Chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến – đã vén bức màn bí mật về cách người Mỹ sẽ đối phó với tàu ngầm “tàng hình” Nga. Theo ông này, ngày nay nhiệm vụ này không chỉ được đặt ra cho Hải quân mà còn cho cả Thủy quân Lục chiến.

Thứ nhất, Thủy quân lục chiến được kết nối với hệ thống duy nhất theo dõi các tàu ngầm của Nga và Trung Quốc.

Thứ hai, Hải quân Hoa Kỳ, phối hợp hoạt động của các dịch vụ chống tàu ngầm, đang thực hiện triển khai công tác hậu cần tiên tiến cho các “thợ săn”, trước hết là để hỗ trợ “khả năng cảm nhận và tấn công.”

Có vẻ như các thủy thủ đang được cập nhật với Thủy quân lục chiến để lực lượng này có thể sử dụng đầy đủ “các vũ khí chống ngầm và cảm biến được triển khai từ các máy bay không người lái của các căn cứ quân sự ven biển”.

Thứ ba, Tướng Berger cũng nhắc nhở rằng chính Thủy quân lục chiến Mỹ đã đóng vai trò chống tàu ngầm chủ chốt ở Na Uy trong cuộc đối đầu với Liên Xô. Khi đó, họ tuần tra khu vực của NATO ở Bắc Cực bằng máy bay của lực lượng này và nếu cần thiết, họ sẽ tiến hành các cuộc thám hiểm trên biển để tìm kiếm tàu ​​ngầm Nga.

Ngoài ra, họ còn có một nhiệm vụ khác – trong trường hợp có chiến tranh, sẽ chiếm giữ và phá hủy các căn cứ quân sự phía bắc của Liên Xô, cũng như nhanh chóng mở rộng số lượng các sân bay có thể sử dụng được trong khu vực.

Thật khó để có thể đánh giá điều này. Khó có thể tin rằng lính thủy đánh bộ Mỹ khi đó (và ngay cả hiện tại) lại dám tấn công các căn cứ của Liên Xô / Nga ở Murmansk, Severomorsk, Pechenga, Alakurtti, Olenya Guba.

Theo Lầu Năm Góc, “lực lượng tàu ngầm ấn tượng của Liên Xô” trong Chiến tranh Lạnh được coi là thách thức nguy hiểm nhất đối với an ninh Hoa Kỳ, và ngày nay tàu ngầm Nga đã thu hẹp khoảng cách về công nghệ với Hoa Kỳ. Trước hết, đó là dự án 885 M “Yasen-M”.

Năm 2016, Phó Đô đốc James Foggo, khi đó là Tư lệnh Hạm đội 6, đã đưa ra đánh giá như sau về cuộc đối đầu hiện tại giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nga: “Rõ ràng là trận chiến thứ tư (ở Đại Tây Dương và Bắc Cực) chưa đến gần, nhưng nó đã diễn ra trong lòng các đại dương có lãnh hải tiếp giáp Châu Âu.

Đây không phải là trận chiến động lực học. Đây là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng của Nga, đang thăm dò điểm yếu của chúng ta (Mỹ-ND), với các lực lượng của Mỹ và NATO- lực lượng đang kiềm chế họ (Nga-ND). Giống như trong Chiến tranh Lạnh, cái giá đặt cược vào đây là rất cao”.

USNI báo cáo rằng Thủy quân lục chiến sẽ triển khai vô số phao radio sonar tầm trung DIFAR (nằm ở độ sâu tới 457 m) ở khu vực Bắc Cực của NATO, cũng như các lưới thủy âm được kết nối với các trạm trên bờ.

Ngay sau khi các tín hiệu được gửi về căn cứ, Thủy quân lục chiến được lệnh truy đuổi tàu ngầm Nga trong khu vực họ phụ trách. Để làm được điều này, họ sử dụng hệ thống Prairie-Masker, chủ động ẩn giấu tín hiệu âm thanh có tần dải rộng của con tàu truy đuổi.

Nghĩa là, họ có thể áp sát tàu ngầm đối phương mà không bị phát hiện. Sau đó nó sẽ bàn giao lại các dữ liệu cho các tàu Hải quân Hoa Kỳ.

Thủy quân lục chiến cũng sẽ đưa ra các phương pháp tiêu diệt “Yasen” của Nga bằng cách hướng tên lửa ASW vào mục tiêu và cử các máy bay chiến đấu trên biển có mang ngư lôi để mô phỏng một cuộc tấn công.

Tướng David Berger tuyên bố rằng trên tuyến Greenland-Iceland-Vương quốc Anh đang đặt một hàng rào phao sonar – Là những hệ thống giám sát tích hợp dưới nước, thậm chí một con chuột cũng không thể lọt qua.

Họ cho rằng, các vùng biển kín, như biển Barents, là nơi lý tưởng để tạo ra một hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt tàu ngầm bằng cách sử dụng công nghệ mới.

Nói thì nói vậy, nhưng vào tháng 10 năm 2014, một sự cố lớn đã xảy ra với một chiếc tàu ngầm ngoài khơi Thụy Điển. Hải quân Hoàng gia đã cố gắng bắt giữ nhưng không thành công, trong khi toàn bộ khu vực tìm kiếm đã bị chặn bởi các phao sonar hiệu quả nhất.

Như các chuyên gia quân sự giải thích, tín hiệu của các tàu ngầm động cơ diesel-điện hiện đại phát ra rất nhỏ – chỉ ở mức 8-13 decibel, mức độ ồn SL của chúng ở khoảng cách một mét từ vỏ tàu có thể so sánh với tiếng tích tắc của đồng hồ đeo tay. Nó còn khẽ khàng hơn cả tiếng động của đàn cá bơi lội gần đó.

Nếu tính đến độ nhiễu do các con tàu ở xa tạo ra, thủy âm chỉ có tác dụng tốt khi nó được lắp đặt trên các tàu ngầm không người lái lặn ở dưới sâu.

Về mặt này, người Mỹ đã tính toán không sai. Các sonar buộc các thủy thủ đoàn tàu ngầm phải tận dụng tối đa địa hình dưới nước, do đó sẽ tăng nguy cơ làm hư hỏng thân tàu. Người Mỹ cho rằng những chướng ngại vật mà họ tạo ra sẽ cản trở hoạt động của tàu ngầm, và trong những điều kiện như vậy, sẽ tăng mạnh khả năng xảy ra sai sót.

Về lý thuyết, nếu một mối đe dọa như vậy xuất hiện và được các đô đốc và tướng lĩnh Mỹ nâng lên hàng vũ khí bí mật hiệu quả nhất của Mỹ trên biển, thì cần phải có một ứng phó hiệu quả tương đương.

Nói một cách tương đối, không thể đặt trên mỗi phao sonar một lính thủy đánh bộ. Do đó, tất cả những phương tiện thủy âm tinh vi này có thể sẽ trở thành con mồi cho các phương tiện không người lái dưới nước và thủy phi cơ Be-200 “Altair” của Nga.

Đây là các phương tiện mà Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch triển khai ở Safonovo. Nhất là, nếu như các radar dưới nước của Mỹ được lắp đặt ở vùng biển quốc tế.

Tất Thịnh/“Bình luận quân sự” Nga

Bài mới
Đọc nhiều