Mỹ ra dự luật răn đe Trung Quốc trên Biển Đông
Trong cuộc họp quốc hội Mỹ gần đây, lần đầu tiên Mỹ đề xuất một dự luật riêng nhằm răn đe, trấn áp các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo tờ Washington Post, một dự luật với tên gọi “Sáng kiến Tái đảm bảo Ấn Độ – Thái Bình Dương” với nguồn kinh phí quốc phòng lên tới hơn 6 tỷ USD được dành riêng cho các hệ thống phòng không, tên lửa, tàu chiến và xây dựng cơ sở quân sự mới tại các nước trong khu vực.
Mục đích của dự luật và quỹ quốc phòng này nhằm vào mục đích tăng cường nỗ lực răn đe, trấn áp Trung Quốc tại Biển Đông nói riêng và khu vực Thái Bình Dương nói chung. Tác giả của dự luật này là Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mac Thornberry thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.
Dự luật “Sáng kiến Tái đảm bảo Ấn Độ – Thái Bình Dương” đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lợi dụng đại dịch Covid-19, ngày càng tỏ ra hiếu chiến, ngang ngược, bất chấp các luật lệ quốc tế với âm mưu chiếm lấy Biển Đông.
Trước đó, Mỹ cũng đã thực thi Sáng kiến Răn đe Châu Âu từ 2014. Mọi việc bắt nguồn từ việc Nga sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine, kể từ đó Mỹ đã chi hơn 22 tỷ USD để tăng cường huấn luyện quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai luân chuyển quân sự ở sường Đông NATO.
Dự luật “Sáng kiến Tái đảm bảo Ấn Độ – Thái Bình Dương” của ông Thornberry trùng khớp với các khuyến nghị được gửi đến Quốc hội Mỹ từ Bộ tư lệnh chỉ huy quân sự Ấn Độ – Thái Bình Dương (INDOPACOM). Theo như kiến nghị, Bộ tư lệnh kêu gọi bổ sung thêm 20 tỷ USD để chỉ tiêu cho quốc phòng giai đoạn 2021-2026.
Với tiền đề là báo cáo của INDOPACOM, dự luật của ông Thornberry kêu gọi xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp trên đất liền tại đảo Guam. Cùng lúc tái khởi động radar phòng thủ nội địa tại Haiwaii và tài trợ cho các tên lửa tầm xa.
Riêng INDOPACOM, họ kêu gọi chi thêm hàng tỷ USD cho các cơ sở mới nhằm phục vụ các cuộc tập trận chung, đồng thời lấy kinh phí chế tạo đạn dược, nhiên liệu, thiết bị bảo trì ở khu vực Biển Đông.
Điều này sẽ giúp Mỹ có thể bảo vệ lực lượng quân đội khi phân tán vũ khí ở nhiều nơi, cách xa những căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời cũng buộc quân đội Trung Quốc phải vừa phòng thủ, vừa chiến đấu rải rác ở nhiều nơi. Từ đó khiến quân đội Trung Quốc trở nên suy yếu.
Bảo Trâm (Lược dịch theo The Washington Post)