Mỹ mời Việt Nam tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng: Vận nước lại lên!
Sự kiện Mỹ mời Việt Nam tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, là một trong những điểm sáng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Tham gia diễn đàn này, Việt Nam không chỉ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, gắn kết, hợp tác đa phương với nhiều quốc gia, mà đây còn là cơ hội cho Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Trong lúc cả thế giới đang đối phó với dịch bệnh, Trung Quốc đã ngông cuồng thực hiện một chuỗi hành vi ngang ngược, hung hãn, điều đội tàu gồm tàu khảo sát năng lượng ra Biển Đông, đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, cho đến tuyên bố tăng cường tàu chấp pháp giám sát “bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm”. Điều đó đã khiến cho rất nhiều quốc gia bức xúc. Trong cuộc họp với ngoại trưởng các quốc gia Asean ngoại trưởng Pompeo nói thẳng: “Trung Quốc là một mối đe dọa lâu dài cho an ninh chung, xét tới những gì nước này đang làm trên Biển Đông”.
Trước các hành động Trung Quốc giở thói ngông cuồng trên Biển Đông, chuyên gia quốc tế TS Rajeswari Pillai Rajagopalan đã đưa ra ý kiến: “Tứ giác an ninh Mỹ – Ấn Độ – Nhật Bản – Úc cần tăng cường thêm biện pháp”. Bà Tiến sĩ cũng đưa ra gợi ý: “Đối với các diễn biến gần đây, nhóm tứ giác an ninh cũng có thể tiến hành trừng phạt Trung Quốc về mặt kinh tế bằng cách chuyển các khoản đầu tư ra khỏi Trung Quốc có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc đại lục”. Như một lẽ tất nhiên, không quốc gia nào có thể phát triển, hoặc cầm cự được lâu dài nếu thiếu sự chính nghĩa, bị cô lập một mình.
Đích thân Tổng thống Trump đã có những hành động cứng rắn để đối phó với Trung Quốc. Ngoài việc cho quân đội Hoa Kỳ điều tàu chiến đến Biển Đông để thực thi tự do hàng hải, phản ứng ra mặt, bác các tuyên bố đòi hỏi phi lý của Trung Quốc với vùng biển này; thì Tổng thống Trum còn thực hiện quyết tâm dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Tứ giác an ninh” và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand đã được hình thành.
Xét mọi góc cạnh, Việt Nam tham gia vào Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đều đem về cho Tổ quốc nhiều tín hiệu tốt lành. Bốn quốc gia trong “Tứ giác an ninh”, tất cả đều ủng hộ Việt Nam trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và ra sức phản đối hành vi, dã tâm muốn nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc bao đời qua. Việt Nam tham gia cùng mạng lưới kinh tế với bốn nước trên, mối quan hệ sẽ chặt chẽ hơn, sự kết nối, ủng hộ chắc chắn diễn ra nhiều hơn. Thông qua mạng lưới kinh tế thịnh vượng, Việt Nam không chỉ có cơ hội phát triển kinh tế, thịnh vượng đúng nghĩa, mà còn có cơ hội cho Việt Nam tăng cường sức mạnh, tăng thêm sự ủng hộ về chủ quyền từ các nước bạn.
Việt Nam được Mỹ mời tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, đây là sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới. Trên sóng truyền hình CNN, khi được hỏi về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có phát ngôn: “Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu”.
Có thể nói, tăng thêm thành viên, mời Việt Nam tham gia Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là một trong những bước đi chiến lược của Tổng thống Trump, nước cờ này chắc chắn đem lại nhiều lợi ích có chủ đích cho Mỹ và lợi ích cho cả Việt Nam nếu Việt Nam “bước chân” vào Mạng lưới này. Sự kết nối với các quốc gia đồng quan điểm, cùng hướng đến một mục tiêu, diễn ra ngày càng nhiều, hợp tác quốc tế càng đẩy mạnh, thiết lập thì sức mạnh tổng hợp cũng theo đó mà ngày càng được tăng, đó là điều ai cũng có thể thấy được.
Vừa mới đây, ngày 6-5, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã truyền đi thông điệp cốt lõi, muốn đưa quan hệ toàn diện hai quốc gia Việt – Mỹ đi vào chiều sâu; muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế – thương mại, tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau trong thời gian tới, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với các phương án mà Tổng thống Trump trao đổi.
Và từ lời hứa hẹn của Tổng thống Donald Trump mong muốn sẽ sớm được gặp lại Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thời gian tới – đó chính là tín hiệu tốt lành với Việt Nam, cho mối quan hệ đối tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng và đầy triển vọng.
Vận nước lại lên!
Thái Thanh