+
Aa
-
like
comment

Mỹ-EU tuyên bố phản đối mọi âm mưu thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, sẵn sàng trả miếng Nga

Bảo Trâm - 16/06/2021 07:24

Ngày 15/6, Nhà Trắng công khai tuyên bố, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết hợp tác trong nhiều vấn đề toàn cầu. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Biển Đông và hành vi phi pháp đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tới dự Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ tại trụ sở EU ở Brussels vào ngày 15/6

Theo tuyên bố, Mỹ-EU cam kết hợp tác nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19, sẵn sàng ứng phó với các thách thức y tế trong tương lai và thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu bền vững.

Hai bên coi việc chấm dứt đại dịch Covid-19 thông qua hợp tác toàn cầu là ưu tiên hàng đầu, đồng thời, cam kết thúc đẩy quyền tiếp cận công bằng và giá cả phù hợp cũng như phân phối các loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn, hiệu quả… thông qua chương trình tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19.

Hơn nữa, Mỹ-EU cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ cơ chế COVAX và khuyến khích thêm nhiều nhà tài trợ sản xuất 2 tỷ liều vaccine cho toàn thế giới vào cuối năm 2021.

Một lực lượng đặc nhiệm chung Mỹ-EU phụ trách chuỗi cung ứng và sản xuất vaccine ngừa Covid-19 đã được thành lập nhằm tăng cường hợp tác, xác định và giải quyết các vấn đề liên quan tới mở rộng năng lực sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19, theo nội dung thông báo của Nhà Trắng.

Tuyên bố chung được Nhà Trắng đăng tải

Bên cạnh đó, các lãnh đạo Mỹ-EU quyết tâm tăng cường hợp tác nhằm cải cách Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Liên quan vấn đề biến đổi khí hậu, tuyên bố chung nhấn mạnh cam kết bảo vệ hành tinh và thúc đẩy tăng trưởng xanh với kế hoạch tiếp tục và củng cố hợp tác nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và mất đa dạng sinh học.

Nhóm hành động khí hậu cấp cao Mỹ-EU sẽ được thành lập nhằm thực hiện hiệu quả nỗ lực trên.

Mỹ tái khẳng định liên minh với Liên Âu chống Trung Quốc và Nga

Hai bên cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường hợp tác để chuyển đổi sang “một hệ thống năng lượng khử cacbon đóng vai trò chủ yếu vào năm 2030”, đồng thời sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu tài chính cho chương trình khí hậu hằng năm với cột mốc 100 tỷ USD vào năm 2025.

Về tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và công nghệ, lãnh đạo Mỹ-EU cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật định với Liên hợp quốc giữ vai trò cốt lõi, phục hồi và cải cách các thể chế đa phương nếu cần, đồng thời hợp tác với tất cả các nước có chung những mục tiêu này.

Mỹ-EU cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác về việc sử dụng các lệnh trừng phạt trong chính sách đối ngoại chung và mối quan tâm về an ninh.

Trong tuyên bố chung cho biết, Mỹ và EU sẵn sàng đáp trả “dứt khoát” trước các hành vi “tiêu cực” và lặp lại của Nga, đồng thời lên án các hành động tiếp diễn của Moscow làm xói mòn chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và Gruzia.

Đặc biệt hơn, trong cam kết xây dựng một thế giới dân chủ, hòa bình và an ninh hơn, lãnh đạo Mỹ-EU bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ mọi âm mưu đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở những khu vực này.

Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng then chốt của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thể hiện ý định hợp tác với các đối tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, bao trùm dựa trên luật định.

Tuyên bố chung Mỹ-EU đồng thời thể hiện quyết tâm phối hợp nhằm chống lại tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và đổi mới các nỗ lực kiểm soát vũ khí toàn cầu.

Bảo Trâm (Theo Nhà Trắng)

Bài mới
Đọc nhiều