+
Aa
-
like
comment

Mỹ đối đầu Trung Quốc: Viễn cảnh chiến tranh tàu ngầm trên Biển Đông

28/09/2020 16:06

Từ tháng 7 cho tới tháng 9 năm nay, Mỹ và Trung Quốc liên tục tổ chức tập trận ở Biển Đông. Trong lúc thế giới theo dõi sát tình hình căng thẳng cao độ, giới chuyên gia quân sự phân tích về bản chất của các cuộc tập trận này.

Mỹ đối đầu Trung Quốc: Viễn cảnh chiến tranh tàu ngầm trên Biển Đông

Điều này là bởi quan sát kỹ hơn vào các cuộc tập trận nói trên sẽ giúp các chuyên gia hiểu được quân đội hai nước sẽ có hành động như thế nào nếu xung đột thực sự xảy ra. Về phía Trung Quốc, mục đích tập trận của họ chính là “đánh lạc hướng”.

Ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, cùng với khu vực biên giới đang căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã điều phối lực lượng trên khắp 4 mặt trận.

Ở Biển Đông, Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc đã tổ chức tập trận trong khoảng từ ngày 1 đến 5/7. Cũng trong khoảng thời gian đó, các cuộc tập trận khác được Chiến khu Bắc bộ tổ chức trên biển Hoàng Hải. Ở biển Hoa Đông, Chiến khu Đông bộ cũng tổ chức tập trận.

Mỹ đối đầu Trung Quốc: Viễn cảnh chiến tranh tàu ngầm trên Biển Đông - Ảnh 1.
Một chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet trên tàu USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận với tàu USS Nimitz trên Biển Đông ngày 6/7 (Ảnh: AP)

Những động thái này diễn ra trong lúc Bắc Kinh đang có xung đột với Ấn Độ ở Himalaya. Cuộc tập trận cho thấy một chiến lược quen thuộc của quân đội Trung Quốc.

Trong những năm 1950, lúc Trung Quốc hợp nhất Tây Tạng, họ cũng đang can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên. Đó là sự “đánh lạc hướng”.

Giới chức an ninh nhật Bản lo ngại về khả năng Trung Quốc lôi kéo sự chú ý của thế giới vào một khu vực, trong khi lặng lẽ thực hiện các mục tiêu chiến lược ở nơi khác.

Và trong khi Trung Quốc phô diễn khả năng đánh lạc hướng của họ, Mỹ cũng đưa ra hành động riêng. Họ triển khai các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan tới Biển Đông để tổ chức cuộc tập trận lớn đầu tiên của quân đội Mỹ trong vòng 8 năm tại đây.

“Triển khai 2 hàng không mẫu hạm cùng lúc mang ý nghĩ khác biệt so với triển khai một hàng không mẫu hạm duy nhất tập trận” – một cựu quan chức tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định.

Với chỉ một tàu sân bay duy nhất, nếu đòn tấn công của kẻ địch khiến sân bay trên tàu hư hại không thể sử dụng, các chiến đấu cơ sẽ không có nơi để hạ cánh. Bởi vậy, việc thêm một tàu sân bay thứ hai cho thấy Mỹ đang muốn giả định những điều kiện chiến đấu khó khăn hơn trong thực chiến.

Việc Washington lựa chọn Biển Đông làm nơi diễn tập có liên quan tới vị trí mà Trung Quốc có thể triển khai vũ khí cứu cánh cuối cùng của họ: các tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân, cùng với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Về lý thuyết, nếu một cuộc xung đột hạt nhân bùng nổ, Wahsington sẽ do dự khi tấn công vào trái tim của Trung Quốc một khi Bắc Kinh còn duy trì được khả năng tấn công bằng tàu ngầm.

Bởi vậy, để bảo vệ quân bài chốt này, Trung Quốc đã xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông và tăng cường dàn phòng thủ của họ ở đó bằng tên lửa và chiến đấu cơ.

Nhưng nếu Mỹ có thể vô hiệu hóa được lực lượng SLBM của Trung Quốc, họ có thể làm suy yếu sức mạnh của Bắc Kinh – dù là trong thời chiến hay thời bình.

Mỹ đối đầu Trung Quốc: Viễn cảnh chiến tranh tàu ngầm trên Biển Đông - Ảnh 3.
Tàu ngầm USS Missouri lớp Virginia rời xưởng tàu Trân Châu Cảng ngày 10/5 (Ảnh: US Navy)

Dựa trên các cuộc tập trận trong tháng 7, kế hoạch của Washington trong viễn cảnh như vậy là sử dụng hàng không mẫu hạm cùng các lực lượng khác để phá hủy các đảo nhân tạo để làm phơi bày các tàu ngầm của Trung Quốc.

Các tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ – thường được triển khai cùng hàng không mẫu hạm – sau đó có thể tung đòn tấn công kết liễu.

Vào giữa tháng 8, hãng RFA có đăng tải trên mạng xã hội một bức ảnh vệ tinh của một công ty Mỹ, dường như cho thấy lối vào của một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam, cảng nhà của lực lượng tàu ngầm hải quân Trung Quốc.

Cuối tháng 8, Trung Quốc tiếp tục tổ chức thêm các cuộc tập trận trên Biển Đông. Họ phóng một số tên lửa vào ngày 26/8, trong đó có ít nhất 1 tên lửa DF-26 – mẫu tên lửa tầm trung có biệt danh là “Guam killer” (Sát thủ Guam) được cho là có độ chính xác rất cao – và 1 tên lửa DF-21D.

Mặc dù tên lửa tầm trung DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, nhưng vẫn có nhiều câu hỏi nghi vấn về độ chính xác của nó.

Trong trường hợp Mỹ quét sạch SLBM của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng một đòn tấn công nhằm vào đảo Guam, các tàu được trang bị SLBM của Mỹ vẫn duy trì được vị trí an toàn ở các vùng biển mà lực lượng Trung Quốc không thể với đến được.

Các cuộc tập trận của hai bên trong mùa Hè năm nay đã chỉ ra rằng xét về mặt chiến lược, Mỹ vẫn có lợi thế hơn – ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục lảng tránh các vòng đàm phán về kiểm soát vũ trang Mỹ – Nga, cùng lúc tăng cường chế tạo vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tàu hải quân trong dài hạn để tăng cường sức mạnh.

Theo Nikkei Asian Review

Bài mới
Đọc nhiều