Mỹ đang tìm kiếm những nước nào để “thay thế” cho Nga?
Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn và đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải đối mặt với giá khí tự nhiên hóa lỏng cao ngất, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than và giá xăng ở Mỹ tăng vọt…khiến Mỹ gấp rút thực hiện chiến lược năng lượng toàn cầu, giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Mới đây, bài phân tích của nhà phân tích kinh tế, chính trị người Mỹ Andrew Korybko sẽ cho chúng ta ta câu trả lời chi tiết về việc Mỹ đang tìm kiếm những nước nào để “thay thế” cho Nga.
Có thể thấy rằng, nếu chiến lược năng lượng toàn cầu của Mỹ thành công, Iran, Venezuela và Qatar là ba nước có thể thay thế một phần đáng kể năng lượng nhập khẩu của EU từ Nga.
Hiện tại mặc dù Iran vẫn chưa chắc chắn vai trò thay thế Nga trong việc phê duyệt các thỏa thuận, nhưng về phía Venezuela và Qatar đều đã có những chính sách theo chiều hướng tích cực. Mỹ hiện đã thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là các biện pháp liên quan đến xuất khẩu năng lượng. Mặc dù Nga chỉ cung cấp một phần nhỏ nhu cầu của Mỹ, nhưng Mỹ vẫn đang thể hiện rất rõ ràng ý định làm phức tạp các mối quan hệ năng lượng giữa Đức với các nước khác trong EU, bởi hiện tại Nga đang cung cấp khoảng 1/4 lượng dầu và 1/3 lượng khí đốt tự nhiên cho EU.
Mặt khác, Mỹ cũng đang tích cực tìm kiếm các đối tác thay thế Nga, như một hành động trong cuộc chiến tranh kinh tế nhằm mục đích giảm nguồn thu ngân sách cho Mỹ.
Đầu tiên phải kể đến là Venezuela- quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Có ý kiến cho rằng rằng Mỹ đang mong muốn nối lại quan hệ, mua dầu mỏ từ Venezuela. Đi liền với đó, Bộ trưởng bộ ngoại giao Venezuela cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp nối lại mối quan hệ năng lượng của Venezuela với Mỹ – quốc gia từng là đối tác lâu đời của họ. Nếu Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương, Venezuela cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu của Mỹ.
Đối với Iran – vùng đất có trữ lượng dầu lớn thứ ba thế giới cũng đã được Mỹ để ý tới. Bởi theo thống kê, nếu Iran và Venezuela kết hợp lại, hai gã khổng lồ về ngành dầu mỏ hoàn toàn có thể thay thế hàng nhập khẩu năng lượng của EU từ Nga trong thời gian sắp tới. Một sự kết hợp tuyệt vời !
Tiếp theo phải kể đến Qatar. Qatar vừa được chỉ định là một trong những “Đồng minh chính không thuộc NATO” của Mỹ. Đây hiện là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng đang chia sẻ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới là South Pars với Iran, mặc dù trước đây Mỹ đã gây áp lực trong cuộc tranh chấp ngắn với những quốc gia vùng Vịnh.
Dễ dàng nhận thấy, với tình hình hiện tại, Nga sẽ phải khẩn trương tìm kiếm những vị khách hàng mới để thay thế nguồn thu ngân sách bị mất từ hoạt động xuất khẩu năng lượng
Hiện tại, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan vẫn sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất. Bởi Siberia hiện đã cung cấp cho Trung Quốc hai đường ống mới từ Đảo Sakhalin của Nga. Bên cạnh đó, một đường ống khác qua Mông Cổ của Trung Quốc cũng đang được Nga triển khai.
Đối với Ấn Độ, Hiệp ước 99 đã tái khẳng định mối quan hệ đối tác về năng lượng mà 2 bên đã ký với nhau trong chuyến thăm New Delhi của Tổng thống Putin vào đầu tháng 12/2021. Tương tự đối với Pakistan, Nga cũng đang đàm phán về một đường ống dẫn tỷ đô có tên Pakistan Stream. Islamabad đã loại bỏ những áp lực từ đồng minh Mỹ nhằm trừng phạt Nga và lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Bên cạnh đó, Nga cũng đã đưa ra giả định rằng họ có thể cùng Tehran đầu tư vào nguồn năng lượng. Bên cạnh nguồn thu ngoại tệ, việc đầu tư còn giúp ngăn chặn Mỹ khai thác năng lượng của Iran. Một kế hoạch hoàn toàn hợp lý nhưng sẽ còn rất nhiều khó khăn trước mắt để đạt được thỏa thuận. Chúng ta vẫn phải chờ xem kết quả ra sao, nhưng rõ ràng có thể nhận thấy rằng Nga rất coi trọng vấn đề trên trong bối cảnh đang căng thẳng hiện tại.
Tổng kết lại, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan khả năng sẽ đóng những vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng mới nổi của Nga, mặc dù các quốc gia khác không phải phương Tây cũng có thể sẽ làm tương tự trong thời gian tới. Với những lý do kể trên, các kế hoạch năng lượng chống lại Nga của Mỹ cũng không thể gây hại nhiều cho Nga.
Lan Hoa (Theo Oneworld.press)