+
Aa
-
like
comment

Mỹ bước vào “cuộc chiến sinh tử”: Kịch bản nào cho tương lai xứ cờ hoa?

03/11/2020 21:50

Sau nhiều ngày chạy đua nước rút quyết liệt nhằm giành những tấm vé phút chót, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã chuẩn bị đi đến hồi kết.

Mỹ bước vào “cuộc chiến sinh tử”: Kịch bản nào cho tương lai xứ cờ hoa?
Mỹ bước vào “cuộc chiến sinh tử”: Kịch bản nào cho tương lai xứ cờ hoa?

Dù lịch sử đã cho thấy các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn gay cấn và ẩn chứa nhiều yếu tố bất ngờ, song cuộc bầu cử năm nay có thể nói là “có một không hai”, với một loạt diễn biến khó lường cũng như có nhiều yếu tố tác động. Chính vì vậy, cho đến tận những phút cuối cùng, tên của vị tổng thống thứ 46 của nước Mỹ vẫn là một ẩn số khó đoán.

Dù cựu phó Tổng thống Joe Biden đang dẫn trước trong mọi cuộc thăm dò dư luận ở cấp quốc gia, song khoảng cách với đối thủ, đương kim Tổng thống Donald Trump đã bị rút ngắn so với cách đây vài tuần. Điều này phản ánh thực tế là tại các bang chiến trường, xu hướng cọ xát vẫn là xu hướng chính, kịch tính và gay go.

Chuyên gia phân tích Karl Cannon đứng đầu Văn phòng Real Clear Politics tại thủ đô Washington, Mỹ nhận định: “Những gì xảy ra năm 2016 là bài học nhãn tiền khi hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều cho rằng ứng cử viên Hillary Clinton thắng cử, nhưng cuối cùng chỉ dẫn về phiếu phổ thông và lại kém về phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử. Đó cũng chính là những gì mà chiến dịch của đương kim Tổng thống Donald Trump đang cố gắng đạt được. Một lần nữa ông ấy đang cố gắng để kịch bản năm 2016 lặp lại”.

Chuyên gia phân tích Douglas Herbert của Pháp thì nhận định về một kịch bản bầu cử có kết quả sít sao dẫn tới tình huống Tòa án tối cao buộc phải đóng vai trò định đoạt như những gì từng xảy ra năm 2000.

“Khả năng này hoàn toàn có cơ sở sau khi Thượng viện phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào ghế thẩm phán Tòa án tối cao. Đó cũng là trường hợp năm 2000 khi Tòa án tối cao đóng vai trò định đoạt. Vấn đề hiện nay là đảng Cộng hòa trên thực tế đã bắt đầu cuộc chiến pháp lý tại nhiều bang nhằm ngăn chặn hoặc kiểm soát việc bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện như tại Wisconsin hay Texas. Vì thế có thể nói, Tòa án tối cao cũng đóng vai trò chi phối đối với ý kiến cử tri”.

Khác với những nhận định có phần thận trọng của các chuyên gia Mỹ hay châu Âu, giới học giả tại Trung Đông lại có sự phân cực rõ rệt. Trong khi một số nước Arab ôn hòa hay những nước có quan hệ tốt với chính quyền Tổng thống Donald Trump như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Sudan hay Saudi Arabia mong muốn một chiến thắng cho đương kim Tổng thống Donald Trump, thì những nước như Palestine hay Libya, Syria lại mong muốn muốn một tổng thống ông hòa hơn như ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 10% số cử tri của Mỹ vẫn chưa thể quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử năm nay. Đây là tỷ lệ không lớn, nhưng cũng đủ để có thể tạo ra bất ngờ và xoay chuyển cục diện bầu cử./.

Hồng Anh/VOV

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều