+
Aa
-
like
comment

Mực nước ở 33 con sông phá kỷ lục, tiết hộ “át chủ bài” giúp TQ đương đầu với thảm họa

15/07/2020 06:00

Ảnh hưởng do mưa lũ nghiêm trọng đã khiến mực nước tại 433 con sông ở Trung Quốc vượt mức cảnh báo từ đầu tháng 6, trong đó có 33 con sông phá kỷ lục về mực nước dâng, Bộ Thủy lợi Trung Quốc thông báo.

Vệ tinh Bắc Đẩu được Trung Quốc phóng lên không gian hôm 23.6 (ảnh: Hoàn Cầu)

Đối phó với diễn biến phức tạp của mưa lũ, đặc biệt là nguy vỡ đê gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại để bảo vệ tính mạng con người, giảm thiệt hại kinh tế, theo CGTN.

1. Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu

Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu (BDS) mới được Trung Quốc hoàn thiện gần đây đã được đưa ngay vào sử dụng để cảnh báo sớm về các thảm họa do lũ lụt gây ra.

Một số đợt mưa lớn đã trút xuống huyện Thạch Môn thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc từ đầu mùa mưa năm nay. Hôm 6.7, một trận lở đất quy mô lớn khiến 3 triệu mét khối của một sườn núi ở Thạch Môn đổ sụp. May mắn là nhờ có cảnh báo trước từ BDS, người dân đã kịp sơ tán và không ai bị thương.

Hôm 24.6, chính quyền Thạch Môn tiếp tục nhận cảnh báo về một thảm họa địa chất nguy hiểm. Chính quyền địa phương đã lập tức di dời người dân gần nơi có nguy cơ. Theo CCTV, hệ thống vệ tinh Bắc Đầu phát hiện được sự bất thường trong quá trình giám sát địa chất.

Wang Dunlei – quan chức chịu trách nhiệm phòng chống lũ lụt và hạn hán ở thành phố Thường Đức, Hồ Nam – cho rằng, nhờ có hệ thống BDS mà địa phương có thể xác định trước những thảm họa tiềm tàng, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

Vệ tinh Bắc Đẩu được Trung Quốc phóng lên không gian hôm 23.6 (ảnh: Hoàn Cầu)

2. Hệ thống chống lũ thông minh

Ở Anh Khánh, An Huy, một công ty viễn thông đã cho ra mắt hệ thống sử dụng công nghệ 5G và thực tế ảo (VR) để quan sát mực nước dâng trên các con sông.

Với tốc độ của 5G, nhân viên giám sát có thể nhanh chóng nhận được hình ảnh bằng camera 360 độ và quan sát hiệu quả sự thay đổi của dòng nước để đưa ra dự báo bằng VR.

Một số khu vực dễ bị tích nước như Phúc Châu, Phúc Kiến và Quý Dương, Quý Châu được đánh dấu trên bản đồ điện tử. Khi trời mưa to, nhân viên giám sát có thể ngay lập tức kiểm tra tình trạng của các khu vực này mà không cần ra ngoài thực địa.

Các thiết bị công nghệ cao hiện đại khác như máy bay không người lái, robot cứu hộ ở Trung Quốc cũng có những đóng góp đáng kể trong phòng chống lũ lụt, cứu người.

3. Năng lực chống lũ được cải thiện nhờ hỗ trợ từ công nghệ cao

“Trong trận đại hồng thủy năm 1998, việc kiểm soát lũ phụ thuộc rất nhiều vào con người. Giờ đây, công việc này có thể được hỗ trợ bởi máy móc, thiết bị hiện đại”, Cheng Jianyi – chuyên gia phòng chống lũ lụt và hạn hán ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây – nhận xét.

Giang Tây đang là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt ở Trung Quốc sau khi liên tục xảy ra sự cố vỡ đê. Mực nước hồ Bà Dương ở Giang Tây cũng đã vượt mốc lịch sử năm 1998.

China Anneng Group Second Engineering – một tập đoàn xây dựng tham gia hộ đê ở Giang Tây – cho biết, họ đã ứng dụng một loạt các công nghệ hiện đại để ngăn vỡ đê. Hệ thống radar được sử dụng để đo lưu lượng nước, trong khi GPS dùng để đo mực nước dâng.

Thiết bị điện tử được sử dụng để đánh giá chất lượng đê ở Giang Tây (ảnh: Xinhua)

Tỉnh Giang Tây cũng đã hỗ trợ hơn 1.800 bộ thiết bị cơ khí hiện đại cho khoảng 70.000 tham gia vá đê, hộ đê trên địa bàn tỉnh.

“Chúng tôi đã đổ rất nhiều tiền vào các tuyến đê lớn dọc sông Dương Tử và hồ Bà Dương. Tuy nhiên, những con đê nhỏ và vừa lại không được quan tâm đúng mức”, Xu Weiming – quan chức phòng chống thiên tai ở Giang Tây – thừa nhận.

Nước từ nhiều con sông ở Giang Tây đồ về hồ Bà Dương rồi sau đó lại từ hồ này chảy vào sông Dương Tử. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, nước từ sông Dương Tử dâng cao lại chảy ngược và hồ Bà Dương.

Ở huyện Bà Dương, ít nhất 14 con đê đã bị nước lũ đánh vỡ, theo Tân Hoa Xã. Nước lũ tràn vào đã gây thiệt hại hơn 510.700 ha hoa màu ở Giang Tây.

Vương Nam/DV

Bài mới
Đọc nhiều