+
Aa
-
like
comment

Mưa lũ nhấn chìm Bắc kinh, bài học nào cho châu Á?

Tuệ Ngô - 06/08/2023 12:53

Từ Trung Quốc đến Philippines và nhiều nước châu Á khác đã đón nguồn mưa bão năm 2023 vô cùng tồi tệ. Hàng chục người thiệt mạng khi lũ dữ hoành hành, cuốn phăng ô tô và cầu đường. Những trận mưa lũ kinh hoàng của năm 2023 không chỉ là biểu tượng của thảm họa tại Bắc Kinh, mà còn là một thông điệp rõ ràng gửi đến khắp châu Á.

Bão lũ kinh hoàng

Thủ đô Bắc Kinh và những thành phố lân cận của Trung Quốc trong những ngày của tháng 7, đầu tháng 8 này đã nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tài khi mưa và lũ vẫn tiếp tục bủa vây cho tàn dư của cơn bão Doksuri.

Lượng mưa trúc xuống Bắc Kinh từ 20h ngày 29/7 đến 7h ngày 2/8 là mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi thành phố bắt đầu thống kê dữ liệu vào 140 năm trước. Cơ quan khí tượng Bắc Kinh ngày 2/8 cho biết trên tài khoản Wechat rằng “Lượng mưa lớn nhất trong cơn bão này là 744,8 mm, xảy ra tại hồ chứa Vương Gia Viên ở quận Xương Bình”.

Cơ quan này nhấn mạnh lượng mưa trên là mức cao nhất trong 140 năm. Kỷ lục trước đó là 609 mm, lượng mưa diễn ra vào ngày 23/7 năm 1891. Đáng chú ý gần đây khi nhiều con sông dâng nước ở mức nguy hiểm, Thủ đô Bắc Kinh đã quyết định sửa dụng hồ chứa nước lũ. Đây là lần đầu tiên thành phố sửa dụng hồ chứa nước này sau khi xây dựng từ 25 năm trước.

Giữa mưa bão, nhiều dịch vụ và nguồn cung cấp thực phẩm bị gián đoạn và ít nhất 20 người thiệt mạng giữa đợt mưa bão tồi tệ nhất miền bắc Trung Quốc trong khoảng 1 thập kỷ. Reuters và Global Times cho biết Bắc Kinh, siêu đô thị gần 22 triệu dân đã chứng kiến được lượng mưa trung bình cả tháng trút xuống trong hơn 48 giờ.

Cơn bảo Doksuri lần này cũng gây lũ lục kinh hoàng là thiên tai mà thủ đô Bắc Kinh chứng kiến thiệt hại về người lớn nhất kể từ năm 2012 khi mưa lũ khiến 77 người thiệt mạng. Chính quyền quận Phòng Sơn, thành phố Bắc Kinh cho biết đã triển thai trực thăng thả thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khẩn cấp cho người dừng các làng miền núi nơi giao thông tạm thời bị cắt đứt.

Đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho biết ngày 31/7 các khu vực của Bắc Kinh gồm Phòng Sơn và Môn Đồ Câu đã chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ khiến 3 chuyến tạo bị kẹt, giao thông đường bộ ở một số khu vực đã bị chi cắt hoàn toàn. Nhiều chuyến tạo điện ngầm tạm ngưng hoạt động trong ngày 1/8 của Môn Đầu Câu ở phía Tây Bắc Kinh ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng khi mưa xói sả biến đường phố thành sông cuốn ô tô trôi theo dòng nước.

Nằm tại nơi hợp lưu của một số con sông, Trác Châu là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Hà Bắc khi nước lũ di chuyển xuống hạ lưu làm ngập các khu dân cư có diện tích lớn cấp đôi Thủ đồ Pháp và ảnh hưởng đến gần 650 hét ta đất nông nghiệp.

Một video khác cho thấy, phải đổ xe ở một chung cư của thành phố Trác Châu bị sập trong khi nước tiếp tục chảy vào. Đến ngày 1/8, Trác Châu vẫn bị nước lũ bao vây ba phía. Tờ Global Times đưa tin, đường nước lớn đã chảy từ Bắc Kinh vào 3 con sông xung quanh Trác Châu.

Trong khi đó, ở gần thành phố Thiên Tân, cách Bắc Kinh khoảng 125 km về phía Bắc, mưa cuốn trút xuống không ngớt. Khoảng 35.000 người đã sơ tán và chính quyền địa phương đang gia cố đê trắng, tăng cường giám sát và sửa chữa hệ thống điện, nước, liên lạc.

Trước khi đổ bộ vào tỉnh Phúc kiến Trung Quốc, cơn bão Doksuri đã trải qua đảo Luzon – khu vực đông dân nhất của Philippines. Phần phía Bắc của quần đảo đã chịu tác động nặng nề từ cơn bão này.

Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, ngày 27/7, một vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra khi một chiếc thuyền bị lật gần đảo Talim, ở phía Đông Nam thủ đô Manila. Ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong vụ này. Được biết, con thuyền chỉ có sức chứa 42 người, nhưng lại đang chở tới 66 người.

“Thành phố bọt biển”

Mưa lũ và các thiên tai khác có thể còn tiếp diễn. Ông Ma Chun, Giám đốc Viện các Vấn đề Môi trường và Công cộng ở Bắc Kinh cho biết “Trung Quốc đang trải qua thời thiết khắc nghiệt và kéo dài trong nhiều tháng này từ sóng nhiệt phá kỷ lục đến mưa lũ chết người”.

Trung Quốc đã hứng chịu các đợi sống nhiệt chưa từng có tiền lệ kể từ năm ngoái. Trong năm nay, thiệt độ cao kỷ lục liên tục được ghi nhận ở miền Bắc đất nước. Ông Ma nói với hãng tin AFP: “Các đợi sống nhiệt này có liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Theo ông Ma, khi khí hậu thay đổi, nhiệt độ nước biển đang tăng lên, các cơn bão cũng ngày càng giữa trội hơn, kèm theo mưa lớn chưa từng thấy. Khi lượng mưa 1 năm đổ xuống trong vòng 3 ngày, sỏi đất ở khu vực miền núi gần như bị bão hòa, tạo nên nguy cơ lớn xảy ra lũ quét và sạt lở.

Để giảm bớt tác động của thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, một kiến trúc sư cảnh quan người Trung Quốc đã thuyết phục giới chức Trung Quốc và các nước khác xây dựng mô hình, gọi là “Thành phố Bọc Biển”.

Kiến trúc sư Trung Quốc Du Khổng Kiên đã chia sẻ với AP về quan điểm của ông trong việc xây dựng các thành phố có thể chịu được nhiệt độ thay đổi, hạn hán và mưa lớn, những thế thức để thực hiện tầm nhìn này đã làm sao để cân bằng mục tiêu lớn lao để phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Một cây cầu bị gãy do ảnh hưởng mưa lũ – Ảnh: AFP

Ông Du cho rằng phần lớn cơ sở hạ tầng hiện đại của Châu Á được xây dựng dựa trên những ý tưởng du nhập từ châu Âu, mà theo ông là không phù hợp với khí hậu gió mùa trên phần lớn lục địa Châu Á. Ông chỉ ra, những trận lũ lục gần đây đã tàn phá như thành phố Châu Á, mà theo ông là do sự không phù hợp về kiến trúc.

“Không có khả năng phục hồi nào cả”, vị kiến trúc sư nói về cơ sở hạ tầng chủ yếu là bê tông và thép ở các thành phố lớn Châu Á cũng những bất cập trong việc sử dụng các đường ống và kênh dẫn nước.

Thay vào đó, ông Du đề xuất sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc cơ sở hạ tầng xanh để tạo ra các thành phố có khả năng chống chịu với nước. Nó là một phần của xu hướng trên toàn cầu hướng tới phát triển các công trình hài hoà hơn với mô trường tự nhiên.

Vị kiến trúc sư nghĩ rằng bằng cách tạo ra những không gian rộng lớn để chứa nước ở các trung tâm thành phố, chẳng hạn như công phiên và ao hồ, thì nước mưa có thể được giữ lại tại chỗ, giúp ngăn ngừa lũ lục. Về lý thuyết, cơ sở hạ tầng bọt biển cũng đưa nước thấm xuống để dự trữ và bổ sung nước ngầm cho thời kỳ hạn hán.

Tại một hồi nghị của chính phủ, vào năm 2013, Trung Quốc đã nhìn nhận ý tưởng về các thành phố bọt biển như một chiến lược quốc gia có thể phát huy đầy đủ khả năng hấp thụ, lưu trữ nước mưa của các hệ thống sinh thái.

Năm 2014, chính quyền Trung Quốc đã ban hành chỉ thị tái chế 70% lượng nước mưa tại 20% khu vực đô thị vào năm 2020 và đạt 80% vào năm 2030. Năm 2015, Trung Quốc đã triển thai 16 dự án thành phố bọt biển thí điểm và có thêm 14 dự án nữa vào năm 2016.

Các kế hoạch ở trên đã thúc đẩy sự bùng nổ cơ sở hạ tầng thấm hút nước đô thị bao gồm ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến. Tương tự, các thành phố trên khắp thế giới cũng đang cố gắng tích hợp các rảnh sinh học dọc theo hai bên đường, bảo vệ các khu vực đầm lầy còn lại bị hấp thụ nước và tăng khả năng thu nước mưa trên mái nhà.

Dù vậy theo AP, đôi khi khái niệm thành phố bọt biển rất khó thực hiện ở Trung Quốc, những trở ngại bao gồm bất cập trong phân bổ ngân quỹ và chuyên môn quy hoạch. Vào tháng 4 vừa qua, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Nông thôn Trung Quốc đã nêu tên một số thành phố nhận thức chưa đầy đủ, hiểu chưa chính xác và triển khai xây dựng thành phố bọt biển một cách thiếu hệ thống.

Theo CNN, dù ý tưởng thành phố bọt biển đang được lan rộng ở Trung Quốc nhưng vẫn có nhiều nghi vấn về khả năng các đô thị có thể đương đầu với mưa bão khắc nghiệt hơn bắt nguồn từ biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với các chuyên gia như kiến trúc sư Du Khổng Kiên, thành phố bọt biển là việc làm cần thiết để sửa chữa những lỗi lầm trong quá trình đô thị hoá bao gồm việc tàn phá các dòng sông, vùng đất ngập nước và phụ thuộc quá mức vào công trình bê tông.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều