Mua khẩu trang đắt đỏ rồi lại vứt bừa bãi: ‘Đừng hại chính mình vì thiếu ý thức’
Đường sá, công viên, hàng quán nước, cổng bệnh viện, khu vui chơi, nắp cống… cứ vài mét là có một khẩu trang y tế đã qua sử dụng nằm rải rác gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát tán dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh virus carona xuất hiện nhiều nơi.
Theo ghi nhận, trong tâm bão dịch virus corona, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao, kéo theo việc khẩu trang y tế đã sử dụng xuất hiện khắp các tuyến đường lớn ở Hà Nội như như Phạm Văn Đồng, Thái Hà, Láng Hạ, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi…
Với thiết kế gọn nhẹ, cộng với tác động của gió và luồng di chuyển của xe cộ, khẩu trang y tế có xu hướng dạt vào lòng đường và miệng cống. Bên cạnh đó, rất nhiều khẩu trang y tế đã sử dụng vứt bừa bãi tại nhiều điểm thu gom rác và các bãi rác tự phát, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Không chấp nhận được khi nhìn thấy tình cảnh khẩu trang y tế vứt tràn lan khắp mọi nơi trong cơn đại dịch vì virus corona này, Nguyễn Ngọc Hoàng Dung bày tỏ: “Thực sự là mình không hiểu điều gì đang xảy ra khi mà nhìn thấy hình ảnh khẩu trang y tế bị vứt đầy trên đường. Thiệt tình, mọi người vì muốn bảo vệ mình trong mùa dịch bệnh, giành giật nhau từng hộp khẩu trang y tế, thậm chí, chấp nhận mua khẩu trang giá đắt gấp 3- 4 lần so với giá thực trong thời điểm bị “bão giá”, ấy vậy mà khi có được lại xài chúng một cách thiếu ý thức. Cứ nghĩ là bảo vệ mình thôi rồi vứt đại ra như vậy, nhưng thực ra giúp người là giúp mình, vì dịch bệnh lây lan rất nhanh nếu cứ thiếu ý thức”.
Chị Ngọc Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi thường xuyên đưa con nhỏ đến công viên vào cuối mỗi buổi chiều, phải chú ý con thường xuyên vì trẻ rất dễ tò mò lấy khẩu trang vương vãi ra nghịch rất nguy hiểm”.
BS Hồ Thượng Dũng – cho biết khoảng thời gian những virus gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài từ 30-60 phút, vì vậy việc vứt khẩu trang y tế đã sử dụng bừa bãi là hành vi không nên.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo nên đeo khẩu trang đúng với khuyến mới nhất cáo của Bộ Y tế. Theo đó, không nên sử dụng lại khẩu trang, không được dùng tay tiếp xúc trực tiếp với bề mặt khẩu trang, sau khi sử dụng xong nên bỏ đúng nơi quy định có thùng rác đậy nắp.
Đối với công nhân vệ sinh thường xuyên tiếp xúc rác thải đường phố, trong đó có khẩu trang y tế đã qua sử dụng, công nhân cần trang bị đồ bảo hộ khi làm việc, đặc biệt là khẩu trang và găng tay. “Công nhân vệ sinh đều phải thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh virus corona theo đúng khuyến cáo ngành y tế” – vị này nói.
Rác thải khẩu trang y tế phòng virus Corona có gây rủi ro không?
Khi công bố dịch viêm phổi do virus corona (nCoV), nhà nước đồng thời khuyến cáo người dân đeo khẩu trang. Là khẩu trang phòng dịch, nên cái khẩu trang này sau khi sử dụng không những bị dính bụi, dính khuẩn, dính virus thông thường mà còn có khả năng bị dính virus gây dịch, vì vậy nó phải được coi là rác thải y tế chứ không phải là rác thải thông thường. Tuy nhiên, đến nay nhà nước chỉ hướng dẫn người dân đeo khẩu trang mà không hướng dẫn phải xử lý nó như thế nào sau khi sử dụng.
Những ngày qua, đã có một lượng khẩu trang khổng lồ sau khi sử dụng được người dân bỏ vào giỏ rác, nhiều người còn vứt bừa bãi nơi công cộng cùng các thứ rác khác. Chỉ có các khẩu trang sau khi sử dụng của các nhân viên y tế và những người đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện được đưa vào rác thải y tế, còn rác khẩu trang từ các giỏ rác của người dân và trôi nổi ở nơi công cộng đều được các công ty vệ sinh môi trường thu gom xử lý như rác thông thường.
Nhà nước đã có quy định riêng về thu gom và xử lý rác thải y tế. Trong điều kiện thông thường, rác thải y tế được thu gom tại các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng trong điều kiện có dịcQuỳnhh, rác thải y tế không chỉ có ở những nơi này.
Việc thu gom và xử lý rác thải khẩu trang như là rác thải y tế đương nhiên sẽ làm gia tăng chi phí phòng dịch. Bởi vậy, các cơ quan chuyên môn cần đánh giá mức độ rủi ro của rác thải khẩu trang để xác định chúng nó là rác thải y tế hay là rác thải thông thường. Nếu là rác thải y tế thì phải có biện pháp thu gom xử lý đúng quy định và hướng dẫn cụ thể cho người dân làm theo. Trong trường hợp đã xác định là rác thải y tế mà chỉ khuyên người dân “bỏ vào thùng rác” thôi là chưa tròn trách nhiệm. Còn nếu xác định chúng nó chỉ là rác thải thông thường, tức là hoàn toàn không có khả năng dính virus gây dịch, thì cũng nên giải thích cho rõ vì sao phải đeo khẩu trang.
Quỳnh Quỳnh