Một số đối tượng giả danh “dân chủ” lại lợi dụng tít báo xuyên tạc vụ việc Đồng Tâm
Mới đây, từ một cuộc họp về các mặt công tác của Ban Dân vận Thành ủy sau khi một số tờ báo giật tít đã trở thành một cuộc họp kiểm điểm của Ban về vụ việc Đồng Tâm. Và điều tai hại là nếu ai không đọc kỹ, nếu ai chỉ cần đọc tiêu đề bài báo mà chưa xem nội dung, sẽ dẫn đến việc chưa hiểu đúng về bản chất vụ việc Đồng Tâm vừa qua.
Ngày 28/4, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Dân vận Thành uỷ về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên đưa tin về cuộc họp này, một số báo đã “bẻ lái” làm sai lệch bản chất vấn đề và tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội chính trị tấn công chế độ, một số người thiếu thiện chí với chính quyền đã lợi dụng để xuyên tạc, bôi nhọ Ban Dân vận và chĩa mũi giáo vào chính quyền Hà Nội. Thậm chí lợi dụng tiêu đề bài báo để phủ nhận công lao, thành thích của cả hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, ngay sau khi các báo đăng tải bài viết có tiêu đề gây hiểu nhầm, một cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ Trương Huy San đã nhanh chóng trích dẫn bài viết kèm theo lời phụ hoạ “để làm rõ vấn đề”. Anh ta viết “Chắc quý vị ở Ban Dân vận, chỗ sâu xa, cũng hiểu rằng, chẳng phải “chưa sâu sát, chưa nhạy cảm đâu”. Gốc rễ của cách hành xử bất chấp nhân tính và luật pháp nằm ở chỗ, rất nhiều quan chức thoái hóa biến chất đã không còn coi DÂN – bà con Đồng Tâm – là DÂN nữa”.
Không chỉ có Trương Huy San, Nguyễn Quang A mà sau đó RFA Đài Châu á tự do cũng lợi dụng vụ đăng tin này để “luận tội chính quyền”. Chúng đăng tải bài viết với tiêu đề “Ban Dân vận Hà Nội nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm: cách để xoa dịu công luận?”. Trong bài chúng dùng những luận điệu xuyên tạc rằng: “Cái này họ buộc phải xoa dịu công luận chứ Ban Dân vận tôi từng tham gia từ chị Mai đến dưới này thì họ đứng ngoài rìa các sự kiện, không dám xuống Đồng Tâm để lắng nghe người dân và làm công việc mị dân là chính chứ không hề bênh vực dân. Bây giờ thấy xã hội trong và ngoài nước phản ứng quyết liệt và thấy rõ cái sai nên muốn xoa dịu.”
Có thể thấy, những thông tin mà các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc lại từ tít bài của các tờ báo lớn đã lan toả tới cộng đồng và gây tâm lý hoang mang trong dư luận.
Thực tế, những gì diễn ra tại Hội nghị này và thực tế vụ Đồng Tâm không phải như những gì tổ chức phản động thêu dệt.
Từ một cuộc họp về các mặt công tác của Ban Dân vận Thành ủy sau khi một số tờ báo giật tít đã trở thành một cuộc họp kiểm điểm của Ban về vụ việc Đồng Tâm. Và điều tai hại là nếu ai không đọc kỹ, nếu ai chỉ cần dùng tít báo thì chính quyền đã sai ở vụ việc Đồng Tâm vừa qua.
Cần phải nói rằng, Ban Dân vận như cái tên của nó, không có chức năng quyết định sự đúng sai trong vụ đất đai tại Đồng Tâm, không có sự liên quan đến quyết định trấn áp của cơ quan chức năng khi tổ Đồng Thuận tiến hành các hành động khủng bố, giết hại cán bộ. Vậy mà những Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Trịnh Bá Phương, Trương Huy San và môt số đối tượng rân chủ đã lợi dụng tít báo trên xuyên tạc theo ý đồ cá nhân của chúng. Ít học như Trịnh Bá Phương thì vứt link lên facebook và không có gì để nói, hay chậm chân như Nguyễn Lân Thắng thì tỏ vẻ “dân chủ” khi phản biện ý kiến của Trương Huy San. Nhưng tựu chúng lại là đám rân chủ này đã lợi dụng rất tốt những tít báo sai trái trên để xuyên tạc vụ việc Đồng Tâm, bênh vực cho một kẻ khủng bố, giết người như Lê Đình Kình.
Không chỉ vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ đây là Hội nghị về công tác dân vận nói chung chứ không phải cuộc họp chỉ nói về công tác dân vận trong Đồng Tâm. Thực tế tại Hội nghị, chữ “Đồng Tâm” chỉ được nhắc một lần.
Việc lờ đi nội dung chính của Hội nghị mà chỉ tập trung khai thác chủ đề Đồng Tâm là có chủ ý. Dường như trong vấn đề này các nhà báo đang mượn vấn đề nhỏ trong Hội nghị này là vụ Đồng Tâm để giật tít, câu view? và vô tình tiếp tay cho các phần tử phản động lộng ngôn.
Thực chất, trong Hội nghị ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội nhìn nhận lại những ưu điểm và hạn chế trong việc tham mưu cho các cấp giải quyết các vụ việc nhạy cảm phát sinh trong quần chúng nhân dân nói chung chứ không phải chỉ nói về vụ Đồng Tâm. Công bằng mà nói, Ban Dân vận tự kiểm điểm, chỉ ra những ưu điểm và nhìn nhận hạn chế một cách khách quan, trung thực là việc đáng khen, thậm chí cần được nhân rộng.
Chính vì thế là người dân chúng ta cần phải thực sự tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội. Mạng xã hội không xấu, điều quan trọng là mỗi cá nhân phải phải tự xây dựng được cho mình bản lĩnh tiếp nhận và vững vàng khi tham gia vào không gian ảo những cũng không ít cạm bẫy này.
Quỳnh Quỳnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả