Một cú chấn động ngoại giao chưa từng có tại Sochi – Nga!
Liệu đã đến lúc Nga đủ khả năng chấm dứt hành động khai thác mang tính chất thực dân đối với Châu Phi?
Ngay sau cuộc gặp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với Putin tại Sochi-Nga vào cái ngày kết thúc 120 giờ ngừng bắn tại Bắc Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ ký với Mỹ, dư luận còn đang rất “quan tâm nóng” về kết quả cuộc gặp quyết định thành bại an ninh hòa bình của Syria thì một Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi diễn ra tại đây từ ngày 23-24/10.
Năm mươi tư quốc gia “lục địa đen” Châu Phi trong đó có 47 đại diện là nguyên thủ quốc gia (tổng thống hoặc thủ tướng) đã đến Sochi – Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh do Nga tổ chức.
Người Nga nói rằng, nếu chỉ cần nói xin chào với từng người trong số họ, tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia và trao đổi một vài cụm từ, Vladimir Putin sẽ cần gần một giờ!
Thực ra, việc đông đúc các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có mặt trong một hội nghị nào đó thì không hiếm; như họ gặp nhau tại Liên hợp quốc, tại hội nghị bàn về chống chiến tranh, biến đổi khí hậu… là những sân chơi, diễn đàn cho các nguyên thủ quốc gia có tính chất “hội nghị bàn tròn” mà không có người cầm đầu, chủ trì.
Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh Châu Phi tại Sochi lại khác. Hội nghị này do Nga tổ chức và chủ trì. Do đó chỉ có tương tác Nga – Châu Phi mà không có một tương tác nào của Châu Phi với Mỹ, Trung Quốc hay với các cường quốc khác.
Nga chủ trì, chủ tọa với nội dung “Vì hòa bình phát triển”.
Nếu như không nhầm thì Hoa Kỳ đã hơn 30 năm bá chủ thế giới nhưng chưa một lần tổ chức, chủ trì, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Châu Á, Mỹ-Châu Phi hay Mỹ-Trung Đông…để theo đó, các nguyên thủ quốc gia Châu Á, châu Phí, Trung Đông…đối diện với Hoa Kỳ trên bàn chủ tọa.
Tại Hội nghi thượng đỉnh Nga – Châu Phi tổ chức tại Sochi lần này, Nga tuyên bố sẽ “cạnh tranh văn minh” để hợp tác với các nước châu Phi, và phản đối các chính sách của “một số nước phương Tây”, đó là chính sách cai trị thực dân, khai thác thuộc địa, tống tiền, đe dọa các quốc gia châu Phi có chủ quyền.
Người Châu Phi đã quá rõ “một số nước phương Tây” cậy mạnh để áp đặt giữ nguyên kiểu khai thác thuộc địa, thực dân từ thế kỷ 18 mà ngay cả Trung Quốc, từ năm 2010 cũng đã bị ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hilary Clinton đã từng lên án.
Chủ quyền và an ninh quốc gia là điều mà người châu Phi đang thiếu và yếu. Do đó muốn có chủ quyền và bảo đảm an ninh quốc gia thì phải mạnh, “Họ hiểu rằng bạn phải biết cách bảo vệ sự độc lập và chủ quyền của họ. Đây là một sự khuyến khích hơn nữa cho sự hợp tác với Nga, nước có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến chống khủng bố”. Putin giải thích trước hội nghị.
Tổng thống Nga Putin nói: “Chúng tôi thấy rằng một số quốc gia phương Tây đang phải dùng đến áp lực, đe dọa và tống tiền đối với chính phủ của các quốc gia châu Phi có chủ quyền. Họ sử dụng các phương pháp này để khôi phục ảnh hưởng và sự thống trị đã mất ở các thuộc địa cũ của họ. Đối với chúng tôi, chúng tôi muốn thúc đẩy lợi ích kinh tế chung với các đối tác châu Phi của chúng tôi”.
Tổng thống Putin cho rằng, Nga chưa sẵn sàng cho việc phân phối lại sự giàu có của lục địa này, nhưng để cạnh tranh hợp tác với châu Phi, điều chính yếu là nó phải văn minh và phát triển trong khuôn khổ pháp lý.
Putin liệt kê các lĩnh vực công việc mà Nga có thể cung cấp cho các nước châu Phi. Đó là cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy, rửa tiền, di cư bất hợp pháp, cướp biển…
Hơn 30 quốc gia châu Phi có thỏa thuận với Nga trong lĩnh vực này. Các thỏa thuận này cung cấp cho việc cung cấp một “phạm vi vũ khí rộng lớn” cho đại lục, huấn luyện quân đội và bảo trì các thiết bị quân sự.
Như vậy, có thể nói hợp tác kinh tế và quốc phòng là đồng thời, nhưng Nga ưu tiên cho hợp tác quốc phòng. “Truyền thống hợp tác quân sự và kỹ thuật của chúng tôi có nguồn gốc sâu xa. Nó được hình thành ngay cả trong giai đoạn đầu thành lập các quốc gia châu Phi và đóng vai trò trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên lục địa vì sự độc lập của họ”. Tổng thống Nga nói.
Nga được coi là và là người thừa kế của Liên Xô, nhờ đó nhiều quốc gia châu Phi thường được thành lập. Hầu hết các nhà lãnh đạo châu Phi sau này trở thành tổng thống, thủ tướng…đề được học tại các trường đại học Liên Xô và Nga miễn phí. Năm 2017, Nga đã xóa các khoản nợ cũ cho các nước châu Phi với tổng trị giá 20 tỷ dollar.
Châu Phi, nơi có hơn một tỷ người, rất giàu kim cương, vàng và dầu mỏ. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu đã tranh giành nhau trong nhiều năm để giành quyền phát triển, khai thác các tài nguyên thiên nhiên này. Một cựu Tổng thống pháp đã từng nói “Nếu không có châu Phi, Pháp chỉ là một quốc gia hạng hai”.
Châu Phi giàu có tài nguyên khoáng sản…nhưng nghèo đói, bệnh tật, khủng bố, cướp bóc…bởi sự “khai hóa văn minh” của các quốc gia phương Tây mà chưa có cách nào thoát ra khỏi.
Sự xuất hiện của Nga, hành động của Nga có vẻ như là một chỗ dựa, động lực mới cho châu Phi vùng lên, tự chủ, độc lập. Người Châu Phi tin tưởng hoặc ít ra là thế, về “hợp tác văn minh” như Putin đã nói.
Châu Phi muốn thay đổi. Đó là lý do họ đã đến với nước Nga-Putin trong Hội nghị thượng đỉnh “Vì hòa bình phát triển” do Nga đề xuất.
Liệu Nga đã đến lúc làm được điều như Nga nói với Châu Phi hay chưa? Có lẽ đó là sự mong mỏi, hy vọng của những người có lượng tri trên toàn thế giới.
Lê Ngọc Thống/Đất Việt