Mối quan hệ được tìm kiếm suốt 30 năm đã đặt được nền móng
Trải qua hơn 30 năm qua rất nhiều lần lãnh đạo nhà nước tiếp kiến giáo hoàng và cuối cùng phải đến tận nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mới có 1 kết quả cụ thể. Đó là tại cuộc gặp mới nhất của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với Giáo hoàng Fransisco, hai bên mới chính thức thông qua “Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam”.
Sự kiện này là cực kỳ quan trọng không chỉ với 2 quốc gia mà còn với chính cộng đồng 7 triệu người Công giáo Việt Nam – một cộng đồng người Công giáo lớn thứ 5 châu Á và đóng vai trò rất lớn trong sứ vụ loan truyền đức tin của Giáo triều Vatican. Thỏa thuận này sẽ cho phép Vatican thiết lập Sứ thần Tòa thánh tại Việt Nam, 1 cơ quan giống như Đại sứ quán nhưng có vai trò rộng lớn hơn rất nhiều.
Từ trước đến 1975, cơ quan cao nhất của Vatican tại Đông Dương và Việt Nam chỉ là Khâm sứ Tòa thánh, nôm na nó giống như 1 chiếc điện thoại để bàn của của Tòa thánh tại Việt Nam để nghe nhận các cuộc gọi và truyền tải mệnh lệnh. Sứ thần Tòa thánh ở 1 tầm mức cao hơn rất nhiều, không chỉ đảm trách kết nối duy trì ngoại giao song phương mà còn đảm nhận công tác lựa chọn và đề cử các Giám mục tại Việt Nam. Nói cụ thể là toàn quyền chi phối công tác nhân sự của các hàng giáo phẩm của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Việc đạt được một đồng thuận quan trọng sẽ là cơ sở để mở đường cho chuyến thăm Việt Nam của Hồng y Quốc vụ khanh (Ngoại trưởng) Tòa thánh trong tương lai gần. Và từ đó mở đường cho 1 chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Giáo hoàng. Phải nói rằng sự xuất hiện của Giáo hoàng ở bất cứ nơi đâu là một sự kiện vô cùng quan trọng. Nên nhắc lại rằng hòa bình ở Nam Sudan đạt được là nhờ vai trò trung gian quan trọng của Tòa Thánh và Cộng đoàn Thánh Egidio.
Lại nói, sự kiện này thể hiện rất rõ ràng và không gì chối cãi được rằng Việt Nam rất quan tâm đến đời sống tôn giáo cũng như chính sách phát triển bình đẳng các tôn giáo nói chung. Trong đó có sự quan tâm đến sự phát triển của Kito giáo ở Việt Nam. Từ đó bẻ gãy các luận điệu công kích xuyên tạc, Việt Nam thiên vị trong đối xử bất bình đẳng tôn giáo. Gây chia rẽ Thiên chúa giáo và Phật giáo.
Liên quan đến vấn đề này, một số nhân vật cực đoan trong Kito giáo ở Việt Nam đã bắt đầu lên tiếng đòi Nhà nước Việt Nam phải trả lại đất Toà Khâm Sứ cũ tại số 42 Nhà Chung (Hà Nội) để làm văn phòng đại diện Toà thánh Vatican. Nực cười ở chỗ suốt 30 năm qua không thấy nhân vật này lên tiếng. Giờ khi thiết lập được quan hệ lại tự cho mình cái quyền được dạy bảo nhà nước và Tòa thánh phải đặt văn phòng đại diện ở đâu bằng trò đòi đất. Người xưa gọi đây là trò ăn theo nói leo!
Công Luân