Miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển cho người nước ngoài để làm gì?
Bộ Công an vừa trình bày dự án Luật sửa đổi, liên quan đến nhập cảnh, trong đó có đề xuất miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển. Một số thành phần chống phá thuộc tổ chức phản động Việt Tân như “bắt được vàng” liền dẫn dắt, hướng lái, đẩy câu chuyện thành “Bộ Công an đề nghị cho người Trung Quốc vào khu kinh tế ven biển được miễn thị thực”, rồi vẽ ra viễn cảnh đầy hoang mang “nếu Quốc hội thông qua đề xuất này, thì đây chính là cánh cửa cho các tội phạm xâm nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc”. Chuyện chẳng có gì phải bàn nếu ai cũng hiểu miễn thị thực là gì, và lợi ích của việc miễn thị thực.
“Miễn thị thực” hay gọi theo cách bình dân là “miễn visa”, có nghĩa là việc một quốc gia này cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh. Việc miễn thị thực có tác dụng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển. Như tháng 7- 2015, việc Chính phủ miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha) trong vòng 1 năm, với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thời điểm đó, quyết định này là một trong những cú huých góp phần tăng trưởng du lịch, lượng khách du lịch châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh.
Về việc “miễn vi sa”, chổ này cần xác định rõ, mục đích của việc này là góp phần tạo điều kiện hợp tác phát triển kinh tế, thu hút ngoại tệ về cho đất nước. “Miễn vi sa” không có nghĩa là miễn quản lý, bất cứ người nước ngoài nào đặt chân đến đất nước Việt Nam điều thuộc sự quản lý của nhà nước Việt Nam. Và bất cứ hành vi sai trái nào cũng căn cứ trên luật pháp xử lý cho phù hợp. Hoàn toàn không có việc miễn visa chính là mở cánh cửa cho “tội phạm xâm nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc” như sự gán ghép của nhiều tổ chức phản động đang lu loa.
Thêm vào đó, với đề xuất miễn thị thực 30 ngày cho người nước ngoài vào các khu kinh tế ven biển, Bộ Công an cũng đã nêu rất rõ các điều khoản, phải đáp ứng đủ nhiều điều kiện, trong đó phải có “ranh giới địa lý xác định”; “phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”. Công tác quản lý công dân nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ đất nước Việt Nam được hoạch định chi tiết, rõ ràng và được siết chặt. Đâu phải được “miễn vi sa” là chổ nào trên đất nước Việt Nam người nước ngoài cũng “đặt chân” vào được.
Nói về chính sách miễn thị thực, nổi bậc quốc tế có Khối Schengen bao gồm 22 Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và bốn quốc gia không phải thành viên nhưng là thành viên của EFTA: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Công dân Liên minh Châu Âu và thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) không những được miễn thị thực mà còn được nhập cảnh và định cư một cách hợp pháp tại các quốc gia này.
Hiện nay, trên thế giới có 48 nước miễn visa cho Việt Nam. Và Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 77 nước, trong đó với 74 nước Hiệp định, thỏa thuận đã xác định ngày có hiệu lực. Chỉ riêng với 3 quốc gia: Costa Rica, Bolivia, Estonia, thì Hiệp định chưa xác định ngày có hiệu lực.
Người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với các chiêu trò các tổ chức phản động lưu vong, đối tượng chống đối trong nước lợi dụng các sự kiện chính trị nhạy cảm, “ăn theo” những vụ việc đang thu hút sự chú ý của dư luận rồi làm quá vấn đề, châm ngòi cho những bức xúc, từ đó kêu gọi chống phá. Càng nhiều sự chống phá thì càng thêm quý trọng về giá trị hòa bình, ổn định mà đất nước Việt Nam đang có. Đất nước ngày càng phát triển, dân tộc ngày càng đi lên, miễn thị thực – mở cửa để đón nhận bạn bè quốc tế đang là xu hướng toàn cầu hóa. Nếu Việt Nam có cơ chế trong công tác quản lý kèm theo, thì chẳng có gì đáng lo ngại.
Ốc Biển Trường Sa