McKinsey: Nổi lên sau đại dịch, Việt Nam cần khẳng định vị thế để phục hồi nền kinh tế
Ngày 01/6/2020, McKinsey&Company (Tập đoàn tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh toàn cầu của Mỹ) vừa có bài đánh giá về phản ứng của Việt Nam trước đại dịch Covid-19 và triển vọng phục hồi nền kinh tế.
Theo McKinsey, sau khi đại dịch COVID-19 diễn ra, nền kinh tế của Việt Nam được thiết lập lại để phục hồi tăng trưởng, nhưng phải đến khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi thì kinh tế Việt Nam mới phục hồi hoàn toàn.
Đã hai tháng kể từ trường hợp lây nhiễm đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, Việt Nam được ca ngợi là một trong 11 quốc gia có nền kinh tế mới nổi, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong nước.
Mặc dù đang phải đối mặt với mối đe dọa tái phát bệnh dịch, song Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào việc tái thiết nền kinh tế bị tổn hại do đại dịch. Việt Nam đã tái thiết nền kinh tế tốt hơn nhiều nước láng giềng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn vượt trội. Tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên ở mức thấp nhất kể từ năm 2010, mặc dù vẫn ở mức tăng trưởng tích cực 3,8%. Xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó tiêu dùng nội địa là yếu tố quan trọng để giữ vững nền kinh tế.
Duy trì đà phát triển trong năm 2020, phần lớn là nhờ chi tiêu những mặt hàng thiết yếu
Được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh nhóng và thu nhập khả dụng tăng nhanh, nên chi tiêu trong nước từ lâu đã trở thành động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, chiếm 68% GDP. Mặc dù chịu áp lực từ nhu cầu thị trường giảm – 2/3 số người Việt Nam được khảo sát vào tháng 4 năm 2020 cho biết, thu nhập của họ đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19, và 55% cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu.
Việc Việt Nam tạm dừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu chỉ kéo dài 22 ngày – ngắn hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác, làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Một gói kích cầu trị giá 27 nghìn tỷ đồng được chính phủ tung ra vào tháng 3, nhắm vào các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, cũng giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa.
Vẫn còn phải xem xét việc tiêu dùng trong nước có thể giữ cho nền kinh tế trụ vững trong bao lâu khi không có sự tăng trưởng trở lại trong các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế. Nhưng việc xem xét kỹ các đặc điểm chi tiêu của người dân Việt Nam cho thấy một số lý do để tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai.
Lý do chính cho sự lạc quan nằm ở việc chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, chiếm 42% GDP quốc gia, so với chỉ 26% cho chi tiêu hàng không thiết yếu. Cắt giảm chi tiêu chủ yếu trong danh mục chi tiêu hàng không thiết yếu (Hình 1), do đó, một phần đáng kể của nền kinh tế đất nước có thể được duy trì cách ly tương đối tốt.
Việt Nam vẫn dựa vào nền kinh tế thế giới để lấy lại quỹ đạo tăng trưởng đầy hứa hẹn
Nếu chỉ riêng tiêu dùng nội địa sẽ không đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước COVID-19. Do đó, triển vọng ngắn hạn của Việt Nam gắn chặt với khả năng khởi động lại của nền kinh tế toàn cầu và đối với phần còn lại của nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Hầu hết các cơ quan quốc tế đều kỳ vọng điều đó sẽ bắt đầu diễn ra vào cuối năm nay và sẽ tăng tốc trong năm tới.
Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,8 hoặc 7,0 phần trăm vào cuối quý một năm 2021.
Sự phục hồi của du lịch quốc tế và sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng này. Với tính chất không thể đoán trước của đại dịch COVID-19, rất khó để phân tích việc phục hồi ngành du lịch sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có khả năng ngành này sẽ được Việt Nam khởi động lại đầu tiên trong khu vực ASEAN khi biên giới mở cửa trở lại. Tình trạng tương đối không lây nhiễm cộng đồng của Việt Nam khiến Việt Nam có vị thế tốt để tiếp nhận một lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn, miễn là có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự tái phát của đại dịch.
Nhưng ngay cả sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch nội khối ASEAN cũng sẽ không ngăn được lượng khách du lịch quốc tế giảm từ 50% xuống 70% trong năm nay. Sự sụt giảm này rõ ràng sẽ có tác động đáng kể đến một lĩnh vực đã chứng kiến hàng nghìn công ty khai thác du lịch bị phá sản. Tuy nhiên, ngoài việc quảng bá hình ảnh đất nước là một nơi an toàn và thú vị để đến thăm, thì Việt Nam còn rất ít cơ hội cho đến khi có nhiều quốc gia mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế đi lại.
Trong khi một số quốc gia có thể thúc đẩy du lịch trong nước để thay thế một số nguồn thu từ quốc tế bị mất, thì với GDP bình quân đầu người của người dân Việt Nam chỉ gấp ba lần mức 900 đô la mà một khách du lịch nước ngoài thường chi cho mỗi chuyến đi. Nên sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách này nếu Việt Nam chỉ dựa vào nguồn chi tiêu nội địa. Việt Nam có thể phải chủ động thu hút du lịch từ các thị trường châu Á lân cận, chẳng hạn như Trung Quốc, khi biên giới mở cửa trở lại.
Năm 2021, triển vọng tích cực cho các nhà sản xuất khi nhu cầu quay trở lại
Sản xuất là một lĩnh vực quan trọng đối với sự tăng trưởng của Việt Nam, đưa Việt Nam đạt được một trong những nước có tỷ lệ thương mại trên GDP cao nhất Đông Nam Á (Hình 2). Và COVID-19 đã làm gián đoạn nguồn cung, khi Trung Quốc rơi vào tình trạng bị phong tỏa, và sau đó là nhu cầu đơn hàng giảm mạnh khi các thị trường xuất khẩu chủ chốt bị đình trệ. Với việc xuất khẩu giảm và triển vọng phục hồi trong thời gian ngắn bất ổn, các công ty bắt đầu giảm các khoản đầu tư, khiến lượng đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 21% trong ba tháng đầu năm.
Nhưng có một số điểm sáng đáng khích lệ đó là vị trí quan trọng của lĩnh vực sản xuất đối với nền kinh tế của Việt Nam là rất rõ ràng. Do đó, các bước quan trọng đã được Chính phủ thực hiện để duy trì hoạt động của doanh nghiệp bất chấp việc ngừng hoạt động ở các quốc gia khác. Ví dụ, các kỹ sư từ hai nhà sản xuất điện tử quốc tế lớn đã được phép vào Việt Nam đầu năm nay để đảm bảo các nhà máy của họ tiếp tục hoạt động hết công suất. Chính phủ cũng phối hợp với các doanh nghiệp địa phương để tăng cường sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho những người lao động, giúp họ tiếp cận thị trường toàn cầu.
Khi các nhà sản xuất trên toàn cầu bắt đầu tính toán lại về các chiến lược chuỗi cung ứng của họ để giải quyết những hậu quả do đại dịch gây ra, Việt Nam vẫn ở một vị trí rất vững chắc. Đất nước này từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất thiết bị: tỷ trọng xuất khẩu ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động từ các thị trường mới nổi đã tăng 2,2% từ năm 2014 đến năm 2017 (Hình 3).
Ngành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam có thể phát triển, đặc biệt nếu các công ty toàn cầu nỗ lực hơn nữa để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sau đại dịch. Một cuộc khảo sát của McKinsey về các giám đốc điều hành nguồn cung ứng thời trang được công bố vào tháng 5, đều ủng hộ quan điểm này, với 24% số người được hỏi nói rằng họ mong đợi sự gia tăng sản xuất ở Việt Nam – nhiều hơn bất kỳ địa điểm nào khác ở châu Á.
Năm nay chắc chắn sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức, nhưng Việt Nam có thể kỳ vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ sẽ quay trở lại trong năm tới và khẳng định vị thế của mình như một trung tâm giao thương được củng cố khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi. Việt Nam khai thác nguồn lực này để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình sẽ cần nhiều khoản đầu tư dài hạn hơn – ví dụ như vào các công nghệ thông minh của Công nghiệp 4.0 và phát triển cơ sở hạ tầng.
Nếu Việt Nam có thể tiếp tục thành tựu đáng mơ ước của mình trong việc duy trì khả năng ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 trong cộng, đồng đồng thời thực hiện các chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới, thì Việt Nam không chỉ có thể lấy lại vị thế kinh tế trước COVID-19 mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
Nhóm tác giả gồm: Bruce Delteil, thành viên của văn phòng McKinsey ở Hà Nội, Matthieu Francois; thành viên của văn phòng McKinsey ở Tp. Hồ Chí Minh: Nga Nguyen, cố vấn Văn phòng McKinsey.