+
Aa
-
like
comment

Mất tên Hoàng Sa – Trường Sa: là lỗi ứng dụng hay đòn chiến tranh tâm lí?

Đinh Lực - 22/11/2019 15:00

Từ hôm qua đến nay, nhiều khách hàng phản ánh khi đặt xe qua ứng dụng Go-Viet, gõ tên đường có chứa chữ Hoàng Sa, Trường Sa trên mục “chat” với tài xế thì lập tức hiện ký tự ******* và không thể đọc được.

Tối 21-11, Công ty TNHH Công nghệ Go-Viet (ứng dụng gọi xe Go-Viet) đã có thông tin chính thức liên quan đến sự cố một số khách hàng và tài xế Go-Viet sử dụng ứng dụng này để đặt xe nhưng không thể gõ được tên đường Hoàng Sa, Trường Sa trên mục nhắn tin với tài xế.

Theo Go-Viet, trong 2 ngày 20 và 21-11, ứng dụng này tiến hành nâng cấp app theo chu kỳ. Trong quá trình nâng cấp đã xảy ra lỗi lập trình khi các tên đường được thay thế bởi các dấu * trong phần tin nhắn giữa tài xế và khách hàng. Sự cố này chỉ xảy ra trên diện nhỏ với một số cài đặt nhất định và trong khoảng thời gian ngắn và không ảnh hưởng đến việc định vị hay đặt chuyến của khách hàng.

“Chúng tôi đã phát hiện ra lỗi này và xử lý. Tên Hoàng Sa và Trường Sa gặp lỗi là tên 2 đường phố tại TP HCM. Hiện tại, khách hàng đã có thể nhắn tên đường bình thường ở trên app của Go-Viet” – đại diện ứng dụng gọi xe này giải thích.mxa

Trước đó, trên diễn đàn Techbike.vn (cộng đồng tài xế xe công nghệ Việt Nam) chia sẻ thông tin của một số khách hàng sử dụng ứng dụng Go-Viet, khi đặt xe tại các tuyến đường bờ kè Hoàng Sa, Trường Sa nối giữa các quận Bình Thạnh, quận 1, quận 3 (TP HCM) không thể gõ tên đường Hoàng Sa, Trường Sa trên mục nhắn tin với tài xế mà mã hóa 2 địa danh này bằng ký tự *******, cả tài xế lẫn hành khách đều không thể đọc được.

Không thể chấp nhận hành động của ứng dụng Go-Viet khi nâng cấp ứng dụng, nhưng tất cả các chữ đều viết được trừ Hoàng Sa và Trường Sa là gặp lỗi. Cần phải làm rõ bản chất của vấn đề này có âm mưu gì hay không? Có phải ứng dựng này được lập trình bởi IT Trung Quốc và đây là đòn chiến tranh tâm lý của họ?

Đòn tâm lí của Trung Quốc từ nhiều phía, Việt Nam cần đề cao cảnh giác và đấu tranh quyết liệt hơn nữa Trong nhiều năm qua, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hành động phi pháp nhằm phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế. Mới đây nhất, nước này đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Tất cả đều nằm trong chuỗi “tằm ăn rỗi”, từ dùng vũ lực chiếm đóng, tuyên bố chủ quyền trái phép cho đến bồi đắp, quân sự hóa, tập trận phô trương sức mạnh… phục vụ ý đồ chiếm trọn phần lớn Biển Đông.

Năm 2018, trên mạng xã hội liên tục đăng tải sự bức xúc của người dùng Việt Nam đối với bản đồ mà Facebook cung cấp cho các doanh nghiệp quảng cáo đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Làn sóng phản đối mạnh mẽ trên Facebook tăng mạnh và nhiều người kêu gọi rời bỏ mạng xã hội này.

Facebook đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi ngầm thừa nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc. Hành động này xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài pháp quốc gia của Việt Nam đối với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Bộ TT&TT đã lập tức lên tiếng và gửi yêu cầu đến Facebook để xác định quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam lại hiển thị thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Trước động thái quyết liệt từ người dùng và Bộ TT&TT, Facebook đã chính thức thừa nhận vấn đề và nói rằng: “Facebook giữ quan điểm trung lập tại những khu vực tranh chấp lãnh thổ hoặc các vùng địa lý nhạy cảm khác. Chúng tôi hiểu rằng bản đồ biên giới và các vùng lãnh thổ khác có thể mang tính chất nhạy cảm hoặc gây tranh cãi, và luôn cố gắng hiểu rõ những điểm nhạy cảm này. Khi biết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị mô tả không chính xác trên những công cụ của mình, chúng tôi đã sửa các lỗi kỹ thuật gây ra việc đó”.

Những ngày qua, dư luận Việt Nam xôn xao với những vụ việc liên quan đến việc cài cắm đường lưỡi bò vào tất cả mọi thứ từ bản đồ, phim hoạt hình, giáo trình giảng dạy, chương trình thiết kế tour du lịch đến cả định vi xe. Đây rõ ràng là sự cố ý, âm mưu tuyên truyền sai trái của chính quyền Trung Quốc.

Bản đồ in hình đường chín đoạn/đường lưỡi bò rõ ràng được trình bày ở trang 36 cuốn Đọc Sơ caaso 1 bộ giáo trình “Developing Chinese” và trang 32 cuốn Nghe Sơ cấp 1 “Developing Chinese” do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành, được trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2019-2020 để giảng dạy cho sinh viên năm nhất khoa Trung – Nhật vì thấy “hay”.

Việc đường lưỡi bò liên tiếp xuất hiện thời gian qua tại Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi Bắc Kinh cài cắm đường chín đoạn vào tất cả mọi thứ. Và câu hỏi đặt ra hiện nay là Việt Nam có rơi vào bẫy chiến tranh tâm lý với Trung Quốc? Hiện Hà Nội đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn âm mưu cài cắm đường lưỡi bò, đường chín đoạn của Trung Quốc.

Cách đây không lâu trao đổi về vấn đề “Trung Quốc cài cắm đường lưỡi bò vào tất cả mọi thứ” nhằm tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, sai trái về Biển Đông, trao đổi với VTC News, ĐBQH Dương Trung Quốc nhận định, rõ ràng đây là vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại, nên trước hết chúng ta phải xử lý theo đúng luật. Luật pháp phải gắn với thực tế trong việc xử lý chứ chúng ta không thể duy ý chí.

Đối với công dân Việt Nam thì chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa thì dần dần ta mới khắc phục được. Rõ ràng những gì đang diễn ra cho thấy chúng ta đang sơ hở rất nhiều. Những chi tiết chủ yếu là do dân phát hiện chứ không phải cơ quan chức năng. Thường thường đứng trước điều đó thì những người có liên quan luôn luôn nói rằng do chẳng may, do mất cảnh giác… Ở đây đòi hỏi ý thức của những người có trách nhiệm”, ông Dương Trung Quốc khẳng định.

Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu liên quan đến Việt Nam của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/11 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Về vấn đề này, phía Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy rõ điều này.

Chủ trương nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phải giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Chính vì thế Go-việt cần phải chịu tránh nhiệm của mình về hành động thiếu sót làm tổn thương đến lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam

Bài mới
Đọc nhiều