+
Aa
-
like
comment

Mạnh thường quân tố “tịnh thất Bồng Lai” lừa đảo hàng nghìn đô gửi cho Diễm My và trẻ mồ côi

Thái Thanh - 05/01/2022 08:11

Sự việc liên quan đến “tịnh thất Bồng Lai” trở thành đề tài nóng nhất hiện nay trong dư luận. Vừa mới đây, nạn nhân của ông Lê Tùng Vân, ông Nguyễn Trường Giang (SN 1987) cho biết “đã gửi cho ông Lê Tùng Vân 5.000 USD nhằm để bù đắp lại số tiền cho Diễm My”. 

Mạnh thường quân tố Tịnh thất Bồng Lai lừa đảo hàng nghìn đô gửi cho Diễm My và trẻ mồ côi
Mạnh thường quân tố Tịnh thất Bồng Lai lừa đảo hàng nghìn đô gửi cho Diễm My và trẻ mồ côi

Ngày 4/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã khám xét và có quyết định khởi tố vụ án liên quan đến những hành vi vi phạm, lợi dụng hoạt động tôn giáo, từ thiện để trục lợi tại “tịnh thất Bồng Lai”.

Trước đó, ngày 3/11/2021, ông Nguyễn Trường Giang (SN 1987, ngụ Hậu Giang) là mạnh thường quân đã từng góp tiền cho “tịnh thất Bồng Lai” đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng tỉnh Long An.

Theo đó, vào năm 2020, anh được bạn bè giới thiệu và có quen biết với Tịnh thất Bồng Lai, cơ sở do bà Cao Thị Cúc làm chủ hộ và ông Lê Tùng Vân tự nhận là trụ trì.

Mạnh thường quân tố Tịnh thất Bồng Lai lừa đảo hàng nghìn đô gửi cho Diễm My và trẻ mồ côi - Ảnh 1.
Ông Lê Tùng Vân

Ông Giang cho biết: “Tại cơ sở này còn nhiều em nhỏ khác, họ nói với tôi đây là những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, được họ nhận nuôi. Họ kêu gọi vận động các mạnh thường quân đóng góp tiền để nuôi các bé nên tôi có chia sẻ điều này với một số bạn bè và kêu gọi giúp đỡ.

Ngày 2/1/2021, tôi cùng một số bạn bè để thăm các em bé ở đây. Tôi có gửi cho ông Lê Tùng Vân số tiền tôi vận động được là 5.000 USD nhằm để bù đắp lại số tiền ông Lê Tùng Vân đã cho Võ Thị Diễm My đến Thiền am mượn tiền trước đó.

Ngày 27/2/2021, tôi có đến hộ bà Cao Thị Cúc hay còn gọi là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ cùng với một số bạn bè để thăm các em bé ở đây. Tôi có gửi cho ông Lê Tùng Vân số tiền tôi vận động được là 6.000 USD để chăm lo cho các bé mồ côi”.

Sau đó, ông Giang đã đặt một số nghi vấn về đạo pháp tu nhưng bị “phản ứng ngược” nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Vào ngày 8/3/2021, ông Lê Tùng Vân đã đăng tải trên YouTube đoạn video cho rằng anh Giang là … người phản phúc.

“Trong video clip, ông Vân cũng xác nhận có nhận từ tôi tổng cộng 11.000USD từ việc kêu gọi”, ông Giang cho biết. Trong đơn tố cáo, ông Giang đã kiện ông Lê Tùng Vân cùng nhóm người trong Tịnh thất Bồng Lai về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tôi và các nhà hảo tâm theo điều 174 Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đồng thời, ông cũng mong muốn cơ quan pháp luật thu hồi số tiền 11.000 USD tương đương 250.000.000 VNĐ (hai trăm năm mươi triệu đồng) để ông đưa đi cơ sở từ thiện hợp pháp khác đúng quy định pháp luật.

Lê Thanh Hoàn Nguyên (sinh năm 1990), Lê Nhất Nguyên (sinh năm 1991), Lê Thanh Nhị Nguyên (sinh năm 1998), Lê Thanh Huyền Trân (sinh năm 2002) là con ruột của ông Lê Tùng Vân

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định tại khoản 5, Điều 5 quy định rõ: hành vi “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” là một trong các hành vi bị nghiêm cấm.

Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Nếu các cá nhân tại cơ sở Tịnh thất Bồng Lai dùng thủ đoạn gian dối trong việc kêu gọi từ thiện… để chiếm đoạt tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ông Lê Tùng vân loạn luân với em gái ruột và 2 cô con gái ruột, đẻ ra những đứa trẻ trùng huyết

Cụ thể, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

Thái Thanh

Bài mới
Đọc nhiều