+
Aa
-
like
comment

Malaysia kêu ầm tàu của họ bị Kiểm ngư Việt Nam chạy cắt mặt để cứu ngư dân

Nguyễn Anh - 22/09/2019 21:11

Theo Malaysia thì con tàu KM Langkawi 7501 của họ vừa bắt giữ tàu cá KG-95857TS của Việt Nam vì “đánh bắt trái phép” (có thông tin lại cho là trong vùng biển của Việt Nam) và kêu ầm rằng tàu kiểm ngư Việt Nam chạy cắt mặt, áp sát để đe dọa.

1394154742287958016_n
Tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam tuy bé, nhưng đã lao vào cứu tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh lấy từ trang của Malaysia

Ngay khi lực lượng Malaysia vừa bắt chiếc tàu cá này, một tàu Kiểm ngư Việt Nam nhanh chóng xuất hiện, truy đuổi và yêu cầu phía Malaysia thả người. Sau khi bị từ chối, chiếc tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam tuy bé, vũ khí mạnh nhất chỉ có 2 khẩu 12,7mm, đã cố gắng lao vào ngăn cản bằng cách đi vào giữa hai tàu và tạt đầu tàu Malaysia.

Tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam tuy bé, nhưng đã lao vào cứu tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh lấy từ trang của Malaysia
Tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam tuy bé, nhưng đã lao vào cứu tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh lấy từ trang của Malaysia

Malaysia cho biết tàu của họ bị truy cản quyết liệt nhưng đã bắt được tàu cá Việt Nam cùng với 3 ngư dân.

tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam
tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam

Tàu KN-205 của Kiểm ngư Việt Nam với chiều dài 37 m, lượng giãn nước 450 tấn. Chính con tàu KN-205 này đã từng cứu tàu cá BĐ 91384-TS với 6 thuyền viên bị hỏng máy trôi dạt trên biển cách đảo Côn Sơn khoảng 300 hải lý về phía Đông Nam vào sáng 2.8.2016, lai dắt về neo đậu tại nhà giàn DK1/21 để khắc phục sự cố.

Còn tàu tuần tra xa bờ KM Langkawi 7501 của Malaysia, vốn là tàu hải quân được hoán cải với chiều dài 75 m, lượng giãn nước 1.100 tấn.

Nôm na thì tàu KM Langkawi 7501 to gấp đôi KN-205, và giờ phía Malaysia đang kêu ầm lên rằng tàu KN-205 của kiểm ngư Việt Nam chạy cắt mặt, áp sát KM Langkawi 7501 để đe dọa.

Tàu KM Langkawi
Tàu KM Langkawi

Nói chung thì thông tin cần kiểm chứng xem tàu cá của Việt Nam có đang trên vùng biển của Việt Nam hay đi lạc đến mức độ nào. Trên mạng đã xuất hiện nhiều thuyết âm mưu. Thực ra ranh giới trên biển không rõ ràng như biên giới trên đất liền mà mình kẻ đường, vạch mốc đâu. Nghề đánh cá thì chủ yếu là theo mùa, mải mê đuổi theo luồng cá mênh mông trên biển hoặc theo thói quen (ngư trường) nên ngư dân có nhỡ đạp ga tàu quá chút, không để ý ranh giới trên biển cũng là chuyện thường. Tàu cá các nước khác cũng vậy cả.

Có ý kiến cho rằng, khác với Trung Quốc, thường thì lực lượng chấp pháp của các nước ASEAN đều hành động khi họ thấy rõ hành vi vi phạm. Vụ này chưa xác định được ngư dân mình bị bắt bên biển Việt Nam hay biển Malaysia, các lực lượng quân sự chưa thể làm căng. Bây giờ phải để kênh ngoại giao làm việc với nước bạn để cứu ngư dân.

Một trong hai tàu cá Việt Nam bị bắt ở Malaysia hôm 11-5-2019. Ảnh: New Straits Times
Một trong hai tàu cá Việt Nam bị bắt ở Malaysia hôm 11-5-2019. Ảnh: New Straits Times

Dù sao vẫn thấy vui vì nhìn cảnh con tàu kiểm ngư này lao đi cứu ngư dân mà thấy tội. Kiểu tàu này nhỏ hình như không phải tàu chạy nhanh, súng mạnh, mà cứ cố phi thật nhanh, như sẵn sàng tan nát, bầm dập. Tàu thì bé nhưng người điều khiển là Việt Nam, cỡ tàu hộ vệ tên lửa Indonesia, lắp pháo 76mm, tên lửa chống hạm, kiểm ngư chúng ta còn lao vào cứu ngư dân. Điều đó cho thấy lực lượng kiểm ngư thuộc dạng mà dân tình thường nói nôm na là không phải “dạng vừa đâu”, là chỗ dựa giúp ngư dân thêm tự tin khi đánh bắt ngoài khơi xa…

Phía bắc thì ta đối mặt với gã khổng lồ tham lam, phía nam thì thỉnh thoảng lại bị Indonesia và Malaysia làm phiền. Muốn tập hợp cả ASEAN đồng lòng chống lưỡi bò mà xem ra khó đoàn kết.

Tàu cá Khánh Hòa hoạt động trên vùng biển cách đảo Phú Qúy 54 hải lý bất ngờ bị gặp nạn đã được tàu kiểm ngư ra cứu kịp thời
Tàu cá Khánh Hòa hoạt động trên vùng biển cách đảo Phú Qúy 54 hải lý bất ngờ bị gặp nạn đã được tàu kiểm ngư ra cứu kịp thời

Chúng ta luôn đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, đồng thời khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Nguyễn Anh

Bài mới
Đọc nhiều