+
Aa
-
like
comment

Mặc đại dịch, Việt Nam vẫn được thế giới tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021”

Bảo Trâm - 26/10/2021 16:48

Hôm nay ngày 23/7, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan tiếp tục với phần thẩm vấn. Trong ngày thứ hai xét xử vụ án, Trịnh Văn Quyết và cô em gái thân tín nhất, Trịnh Thị Minh Huế, bắt đầu khai báo xoay quanh các tội danh bị truy tố.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế bị xét xử về hai tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”. Trả lời Hội đồng Xét xử (HĐXX), bị cáo Trịnh Thị Minh Huế nhiều lần khai làm việc theo chỉ đạo của anh trai Trịnh Văn Quyết và không được hưởng lợi gì.

Về hành vi tăng vốn điều lệ Công ty Faros, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế khai rằng Trịnh Văn Quyết giao cho bị cáo này chuẩn bị hồ sơ và đưa hồ sơ cho người thân, người quen ký, nhờ họ đứng tên cổ đông, nộp tiền, rút tiền. Huế cho biết: “Anh Quyết đưa danh sách nhiều người, trong đó có đánh dấu sẵn, ghi số lượng cổ phần. Bị cáo chỉ đánh máy lại danh sách và có thêm tiêu đề Danh sách cổ đông Công ty Faros rồi đưa lại cho anh Quyết”.

Đối với hành vi thao túng chứng khoán, bị cáo Huế cũng khai thực hiện theo chỉ đạo của anh trai: “Anh Quyết bảo mượn chứng minh nhân dân thì bị cáo làm, rồi báo cáo lại. Khi nào anh Quyết bảo và đưa số điện thoại công ty chứng khoán thì bị cáo liên hệ mở tài khoản chứng khoán”.

Các hành vi khác cũng được Huế thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết. Khi cần mua bán chứng khoán, đầu ngày, Quyết sẽ nhắn tin, gọi điện báo dùng tài khoản nào, mua mã nào, giá bao nhiêu thì Huế đặt lệnh như vậy. Hàng ngày, Trịnh Văn Quyết đều nhắn tin nhiều lần, và mỗi khi nhận được tin nhắn, Huế sẽ thực hiện đặt lệnh ngay. Các tài khoản này thường có sẵn tiền để mua bán. Trường hợp không đủ tiền để đặt lệnh, Huế sẽ liên hệ với Trịnh Thị Thúy Nga ở Công ty Chứng khoán BOS để cấp đủ tiền.

Nhiều nội dung khác như tổng số tiền bán cổ phiếu ROS của Công ty Faros qua sàn HOSE hay tiền bán sử dụng ra sao, số tài khoản thao túng chứng khoán… Trịnh Thị Minh Huế đều khai không nhớ chính xác do thời gian đã lâu, nhưng bị cáo xác nhận các con số theo cáo trạng truy tố.

Theo cáo buộc, Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp nhận chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết để thực hiện hoặc chỉ đạo lại các bị cáo khác trong vụ án, nâng khống vốn góp của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Cùng với chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, Huế mượn giấy tờ của 45 người, thành lập 20 công ty, mở 500 tài khoản chứng khoán, rồi cùng những bị cáo liên quan thực hiện việc mua bán, thao túng giá 5 mã cổ phiếu.

Tại phiên tòa, khi được hỏi về hành vi của mình, Trịnh Văn Quyết nhiều lần nói “tôi tôn trọng cáo trạng” và chấp nhận sự phán quyết của HĐXX. Khai báo về hành vi phạm tội của bản thân, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thừa nhận việc chỉ đạo Doãn Văn Phương (Tổng giám đốc FLC, đang bỏ trốn) mua lại Công ty Green Belt, tiền thân của Công ty Faros, và chỉ đạo việc nâng vốn sở hữu của công ty này. Quyết cũng thừa nhận không nhớ chính xác số tiền đã sử dụng và số tiền hưởng lợi, nhưng khẳng định lời khai tại phiên tòa là “hoàn toàn tự nguyện”.

Cơ quan tố tụng cáo buộc Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, sau đó chỉ đạo bán và chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Từ năm 2017 đến 2022, Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán và ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Hành vi thao túng chứng khoán của Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu nêu trên, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

“Bị cáo luôn mong muốn có một công ty xây dựng để làm xây dựng cho Tập đoàn FLC. Nếu phát triển hơn nữa thì làm xây dựng cho các công ty ngoài hệ thống FLC,” Quyết phân trần và cho biết, đến thời điểm trước khi bị bắt, bị cáo đã đạt được mục tiêu này.

Lời khai của Trịnh Thúy Nga và các bị cáo khác 

Chiều 22/7, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử Trịnh Văn Quyết. Sau khi Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng dài 107 trang, HĐXX tiến hành xét hỏi các bị cáo trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, với tổng cộng 50 bị cáo hầu tòa.

Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm

Khai báo tại tòa, Trịnh Thị Thúy Nga, em gái của Trịnh Văn Quyết, cho biết trước khi bị khởi tố, bà giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS. Trịnh Thị Thúy Nga khai có ký 6 hợp đồng ủy thác nhận tiền từ Faros, tổng giá trị 368 tỷ đồng. Bị cáo Nga xác nhận chữ ký vào 6 hợp đồng ủy thác là của mình nhưng khẳng định vào thời điểm ký, bà không biết và không được hưởng lợi gì. Cáo trạng xác định bị cáo Nga đã giúp Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế ký hợp đồng nhận ủy thác đầu tư để hợp thức việc nâng khống vốn góp của Công ty Faros, giúp Trịnh Văn Quyết niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư.

“Tất cả hồ sơ chuyển cho bị cáo đều do Huế (Trịnh Thị Minh Huế) chuyển cho bị cáo. Bản thân anh Quyết không trực tiếp nhờ bị cáo. Bị cáo hiểu chủ trương là từ anh Quyết nhưng tất cả hồ sơ là do Huế chuyển đến,” Trịnh Thị Thúy Nga khai. Cuối phần trình bày, bà Nga phân trần: “Bị cáo chỉ làm công ăn lương, mặc dù là anh em ruột nhưng bị cáo không được bàn bạc về công việc, không được hưởng lợi gì. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội, xin HĐXX xem xét”.

Phần lớn các bị cáo khác là người thân, cấp dưới của Trịnh Văn Quyết khi đứng trước bục khai báo đều cho biết chỉ làm công ăn lương và phải làm theo chỉ đạo của cấp trên. Nhiều bị cáo khai ký các văn bản, hợp đồng chỉ do tin tưởng và được nhờ mà không biết bản chất của văn bản là gì.

Đáng chú ý, phiên tòa xét xử Trịnh Văn Quyết và các bị cáo liên quan đang tiếp tục, với nhiều tình tiết quan trọng được khai báo. Các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội và khẳng định thực hiện theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết. HĐXX sẽ tiếp tục làm rõ các tình tiết liên quan để đưa ra phán quyết cuối cùng cho vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bích Ngân 

Bài mới
Đọc nhiều