+
Aa
-
like
comment

Cần gì chỉ đích danh, Việt Nam vẫn khiến các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông phải lên tiếng

Hà Nhiên - 30/09/2019 14:21

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: “Tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương vì hòa bình và phát triển bền vững” trước Liên Hợp Quốc. Và dù không đích danh chỉ mặt Trung Quốc nhưng cũng đã có sức tố cáo ghê gớm tại một diễn đàn quốc tế. Nơi mà Việt Nam dù là thành viên không chính thức của Hội đồng bảo an LHQ nhưng cần giữ ý, tế nhị và thể hiện sự thiện chí để nhận được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế. Nhiêu đó thôi cũng đủ nhắc khéo cộng đồng quốc tế gọi đúng tên “cướp biển” chính là Trung Quốc và phải lên tiếng vì hòa bình ổn định trên sóng nước Biển Đông không chỉ có ý nghĩa sống còn với Việt Nam không thôi… 

Cũng giống như tại Shangri-La 12 trước đây, trong bài phát biểu của mình nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng phiếm chỉ rằng: “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Nhưng cũng khiến đại diện phía TQ là Thiếu tướng Yao Yun Zhu phải có tật giật mình mà rằng: “Cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào trên biển Đông?”. Tưởng làm khó được Việt Nam, ai dè nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập tức đáp trả: “Những diễn biến gần đây trên thực tế mọi người có mặt tại đây đều đã biết là nước nào, tôi xin không nhắc lại”, đại diện phía TQ lúc này chỉ biết im lặng không nói nên lời trước bàn dân thiên hạ.

phambinhminh_odze_thumb

Trở lại với bài phát biểu của PTT Phạm Bình Minh, nhiều người thắc mắc tại sao lại không chỉ đích danh TQ mà chỉ nói các bên liên quan. Ô hay, tại Biển Đông – ngoài Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan thì còn ai vào đây nữa mà phải cần nói như vậy. Chả nhẽ lại lôi Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp, hay Ukraina vào đây ư?.

Cách hành xử trong đấu tranh ngoại giao chốn nghị trường nó khác hoàn toàn với đấu tranh trên bàn đàm phán. Trên cương vị là người đứng đầu trong công tác đối ngoại của Việt Nam, tin rằng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh thừa sự tinh tế trong việc phát biểu. Để vừa tinh tế vừa cứng rắn mà không thể hiện tính quá khích trong bài phát biểu.

Trong trường hợp này là chúng ta tôn trọng lợi ích chung. Khi có đầy đủ nguyên thủ các quốc gia, Việt Nam ta khôn khéo ở chỗ là lồng ghép lợi ích của Việt Nam vào lợi ích chung của thế giới, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, lo cho hòa bình ổn định chung trên sóng nước Biển Đông qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền của ta bằng tiếng nói của luật pháp quốc tế, buộc Trung Quốc muốn làm gì cũng phải suy nghĩ thiệt hơn nếu không muốn tự cô lập với nhân loại yêu hòa bình.

Đến như Trung Quốc mạnh miệng là thế mà tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bị Mỹ dập cho tơi tả, bản thân nước này đã kiện Mỹ ra WTO, vậy mà trong bài phát biểu trước LHQ, Bộ trưởng Ngoại giao TQ cũng chỉ kín đáo công kích Mỹ chứ chẳng câu nói gọi thẳng tên. Há chẳng phải cũng là chiến thuật ngoại giao hay sao?

Trung Quốc vốn là nước xưa nay luôn chống lại việc giải quyết vấn đề liên quan đến Biển Đông theo nguyên tắc đa phương. Như bó đũa và chiếc đũa, Trung Quốc thích tách chiếc đũa ra khỏi bó đũa. Nguy cơ chiến tranh thứ Ba có thể xảy ra khi Trung Quốc đang  trong quá trình hình thành Chinazi như Đức quốc xã của Hitler. Nào phải ngẫu nhiên mà không ít các nhà nghiên cứu về an ninh chính trị của Mỹ nói thẳng về nguy cơ này và đề xuất hẳn một mặt trận toàn thế giới ngăn chặn nguy cơ đó. Vậy thì, PTT Phạm Bình Minh không hề ngờ nghệch cảnh báo thế giới về bài học chiến tranh thế giới thứ Hai vô cùng thảm khốc nếu không hình thành diễn đàn và mặt trận đa phương.

Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu.
Khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu.

Cuối cùng, hãy đọc kỹ và nghiền ngẫm thật sâu nội dung toàn văn bài phát biểu trước khi buông suy nghĩ của mình theo những luận điệu phiến diện phán xét rằng “Việt Nam sợ Trung Quốc”… Bởi, nếu sợ như ai đó nghĩ thì xin lỗi sẽ chẳng có những tràng vỗ tay tán thán không ngớt sau bài phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh như thế. Và càng không thể thấy rất rõ một hình ảnh từ đầu đến cuối băng ghi hình, khi PTT Phạm Bình Minh đọc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đại diện phía Trung Quốc cúi gầm mặt nhìn xuống bàn, không dám nhìn thẳng vào người phát biểu. Hệt như sự lảng tránh của cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Quốc Dương Khiết Trì trước ánh mắt có lửa của Bộ trưởng Phạm Bình Minh năm nào.

Hà Nhiên

Bài mới
Đọc nhiều