+
Aa
-
like
comment

Lý do khiến Không quân Mỹ thảm bại trong Chiến tranh Việt Nam

07/02/2021 05:17

Hệ thống phòng không dày đặc, các vũ khí lợi hại như tên lửa SAM-2, máy bay chiến đấu MiG-21 và chiến thuật tồi tệ của không quân Mỹ là lời giải thích vì sao không quân Mỹ tỏ ra kém hiệu quả ở Việt Nam.

Đầu tiên là yếu tố địa lý, đường biên giới trên bộ của miền Nam Việt Nam dài 1.700km, phía Bắc khu phi quân sự tiếp giáp với Bắc Việt Nam, phía Tây giáp Lào và Campuchia cũng phòng thủ, để chống thâm nhập của bộ đội Bắc Việt Nam. Phía Nam là vịnh Thái Lan cũng là nơi cần phòng thủ. Chỉ có phía Đông là biển Đông tương đối an toàn.
Trong Chiến tranh Việt Nam, không quân Mỹ phải dàn trải cả phía Bắc và phía Tây nên lực lượng phia chia rẽ, dàn trải và phải tốn lực lượng để xây dựng các nhiều sân bay mang tính chiến thuật và cả chiến lược.
Thứ hai là các mục tiêu oanh tạc, ở miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ rất khó để tìm một mục tiêu có giá trị do chúng ta ngụy trang tốt, đối phương không có tin tình báo chính xác. Đầu mối vận tải quan trọng nhất chính là cảng Hải Phòng, nhưng không quân Mỹ không được phép oanh kích do sợ trúng tàu Liên Xô, gây ra chiến tranh thế giới.
Ở miền Nam tình hình càng khó khăn, ở miền Nam là chiến tranh du kích, nên các đợt oanh kích gần như không hiệu quả. Các mục tiêu quân sự không rõ ràng, các đơn vị Giải phóng đều thoắt ẩn, thoắt hiện trong rừng sâu. Sau các trận đánh, quân Giải phóng lại rút về bên kia biên giới Việt Lào hoặc biên giới Việt Nam-Campuchia.
Thứ ba là hệ thống phòng không, không quân Mỹ đã quá tự tin khi tham chiến ở chiến trường châu Âu và chiến tranh Triều Tiên. Ở Việt Nam, hệ thống phòng không không còn đơn thuần là các khẩu súng máy 12.7mm, 14.5mm, pháo cao xạ 37mm,…nữa mà là các khẩu pháo 57mm nòng đôi cực kỳ lợi hại, các dàn tên lửa phòng không SAM-2 chết người và tên lửa vác vai SA-7 Strella.
Hệ thống phòng không ở miền Bắc được chia làm nhiều tầng, tầng thấp là các dàn súng máy 12.7mm, 14.5mm,…Tầm trung là các khẩu cao xạ 37mm, 57mm, 100mm,… tầng cao là các dàn tên lửa SAM-2. Ngoài ra còn có các máy bay chiến đấu MiG-21 làm nhiệm vụ đánh chặn. Hệ thống phòng không này được đánh giá là dày đặc và hiệu quả nhất thế giới thời bấy giờ.
Thứ tư là tên lửa SAM-2, với tầm bắn lên đến 45 km, được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ những năm 1965, đã làm thay đổi cục diện trên chiến trường. Trước đó, các máy bay của Mỹ tự do oanh kích quân Giải phóng, vì họ chưa có nhiều vũ khí đủ sức bắn hạ, mà chỉ có khả năng làm bị thương hoặc buộc máy bay Mỹ ném bom không chính xác.
Các dàn tên lửa SAM-2 do kỹ sư Liên Xô sang hướng dẫn vận hành và với khả năng sáng tạo, bộ đội ta đã tiếp thu rất nhanh. Năm 1972, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên Không, các dàn tên lửa SAM-2 đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, kể cả máy bay ném bom B-52, khiến không quân Mỹ phải thảm hại.
Thứ năm là máy bay MiG-21, tháng 2/1964, không quân ta tiếp nhận các máy bay chiến đấu MiG-17 của Liên Xô, với chiến thắng đầu tiên vào ngày 4/4/1965, khi lần đầu tiên bắn hạ máy bay Mỹ F-105 Thunderchief trên bầu trời Hàm Rồng, Thanh Hóa.
Cùng năm 1965, không quân ta tiếp nhận các máy bay chiến đấu MiG-21. Đây là loại máy bay nhỏ, gọn, nhanh nhẹn, trang bị các tên lửa không đối không và đủ sức giao chiến với bất cứ máy bay nào của không quân Mỹ. Chiến thuật chính là tận dụng ưu thế nhanh nhẹn của MiG-21 để mai phục, tập kích, phóng tên lửa diệt máy bay Mỹ, rồi nhanh chóng lẩn thoát.
Thứ sáu là yếu tố con người, thời gian đầu khi mới thành lập, bộ đội ta phần lớn chỉ áp dụng chiến thuật du kích, đánh nhanh, rút nhanh. Sau năm 1949, được sự hỗ trợ từ bên ngoài và có kinh nghiệm chiến đấu bộ đội ta đã có thể mở các chiến dịch lớn để đương đầu với quân đội Pháp và giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ.
Sau năm 1960, quân ta nhận được nhiều vũ khí hiện đại từ Liên Xô như tiêm kích MiG-21, tên lửa SAM-2, xe tăng T-54, xe bọc thép PT-76, các vũ khí này đều được các cố vấn Liên Xô, Trung Quốc sang hỗ trợ. Và điều đặc biệt là bộ đội ta có tinh thần học hỏi, thông minh, sáng tạo nên nhanh chóng nắm bắt và có thể sử dụng thành thạo các vũ khí hiện đại.
Thứ bảy là các yếu tố ràng buộc của không quân Mỹ, như việc không quân Mỹ không được phép đuổi theo các máy bay chiến đấu của ta về hướng Trung Quốc, do e ngại sẽ xâm phạm không phận Trung Quốc, sẽ kéo theo quốc gia này tham chiến, dẫn đến Liên Xô vào cuộc sẽ tạo thế chiến thứ 3.
Cuối cùng là sai lầm về chiến thuật và chính trị, trong chiến dịch ném bom Linebacker II, các máy bay Mỹ bay theo các lộ trình quen thuộc, nên dễ dàng bị hệ thống phòng không của ta suy đoán và đánh chặn hiệu quả và bắn hạ nhiều máy bay Mỹ.
Các cuộc ném bom cũng theo nhịp độ vừa đánh vừa đàm, chịu sức ép từ các hoạt động ngoại giao của ta, Việt Nam đã giành ưu thế trên mặt trận ngoại giao, nước Mỹ phải hứng chịu dư luận từ quốc tế, nội bộ mâu thuẫn, dẫn đến sự sụp đổ của các đời tổng thống Mỹ và các chiến lược trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hoà

Bài mới
Đọc nhiều