+
Aa
-
like
comment

Lủng củng nội bộ giữa Mỹ và đồng minh châu Âu trong đối phó Nga

26/01/2022 14:42

Bộ Tài chính nói giá vé máy bay tăng không do thuế phí vì chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, Cục Hàng không lại nói không phải do phí dịch vụ. Vậy giá vé máy bay cao là do đâu?

Cục Hàng không cho rằng giá vé máy bay cao không phải do phí dịch vụ.
Cục Hàng không cho rằng giá vé máy bay cao không phải do phí dịch vụ.

Ngày hôm qua 23/5, chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng thuế, phí do Nhà nước thu chiếm tỉ trọng rất ít trong giá vé máy bay. Cụ thể, các hãng thu hộ ngân sách Nhà nước thuế VAT, khoảng 8-10% trong giá vé.

Phần còn lại là các loại phí như phí sân bay, soi chiếu an ninh là hai khoản các hãng thu hộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị đang quản lý, vận hành tại hơn 20 sân bay trên cả nước.

Bộ trưởng Phớc phản hồi, “Thuế, phí trong giá vé máy bay được mấy xu, nhiều là bao nhiêu. Chúng ta cần hiểu các loại phí mọi người nói chiếm tỷ trọng cao trong giá vé là phí dịch vụ như phí đỗ máy bay, sân bay… do ngành giao thông quản lý”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Tuy nhiên, hôm nay, Cục Hàng không liệt kê Bộ Giao thông Vận tải chỉ quy định 3 loại chi phí gồm phục vụ chuyến bay, phí sân bay và an ninh soi chiếu. Trong đó, chi phí phục vụ chuyến bay theo đánh giá của Cục Hàng không thường chiếm 6-7% tổng giá vé. Nhóm chi phí này gồm tiền thu cất/hạ cánh, thuê sân đỗ máy bay, thuê quầy thủ tục hành, cầu dẫn khách lên xuống máy bay, phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, phân loại hành lý, dịch vụ tra nạp xăng dầu.

Còn phí bay dao động từ 60.000-100.000 đồng tùy sân bay, phí soi chiếu 20.000 đồng một hành khách mỗi lượt.

Đại diện các hãng hàng không cũng khẳng định, “Cơ quan nhà nước có thể điều tiết giảm chi phí chuyến bay thông qua việc giảm chi phí liên quan. Cụ thể, có thể giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT (hiện đang chiếm 7,7 – 8.7% tổng chi phí một chuyến bay. Phần chi phí dịch vụ do Bộ GTVT định giá tác động không lớn”.

Đáng chú ý, chi phí liên quan đến gốc ngoại tệ chiếm khoảng 80% chi phí của một chuyến bay. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền có các biện pháp điều hành tỷ giá phù hợp. Ngoài ra, trong cơ cấu giá vé, còn có các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ bảo đảm an ninh.

Cách tính tổng giá vé máy bay.

Cụ thể, các loại phí hành khách phải trả cho một vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản:

Thuế do Bộ Tài chính quản lý, gồm: thuế nhập khẩu nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 2,3 – 2,6% tổng chi phí 1 chuyến bay) mức thu 7%.

Thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 2 – 2,3% tổng chi phí 1 chuyến bay. Mức thu 1.000 đ/lít được áp dụng đến hết năm 2024 (hưởng chính sách giảm thuế).

Thuế GTGT đối với nhiên liệu bay (chiếm tỷ trọng 3,4 – 3,8% tổng chi phí 1 chuyến bay) hãng được hoàn lại chiếm 10%.

Dịch vụ do Bộ GTVT quy định, gồm: điều hành bay đi/đến (VATM thu). Dịch vụ cất cánh/hạ cánh tàu bay (doanh nghiệp cảng thu). Dịch vụ cho thuê sân đậu tàu bay (doanh nghiệp cảng thu). Dịch vụ cho thuê quầy thủ tục hành khách. Dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên xuống máy bay. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói. Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi. Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không. Dịch vụ sử dụng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu…

Ngoài ra, các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, gồm 60.000 – 100.000 đồng (đã gồm VAT) giá phục vụ hành khách và 20.000 đồng giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý…

Trước đó, báo cáo kết quả kiểm tra thực tế mức giá vé máy bay bán ra, Phó cục trưởng Hàng không Việt Nam Đỗ Hồng Cẩm cho hay: Trong giai đoạn từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, so với cùng kỳ năm 2023, các mức giá vé hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa của các hãng về cơ bản có sự gia tăng.

Tại 3 đường bay trục (gồm: Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội-Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng), giá vé trung bình của các hãng đều tăng. Trong đó, Vietnam Airlines tăng tương ứng ở 3 đường bay trục là 19,9%; 28,4% và 14,9%. Vietjet tăng 17,9%; 39,9% và 27%. Bamboo Airways tăng 2,1%; 24,4% và 22,5% và Vietravel Airlines tăng 10,2%; 17,7% và 18,6%.

Mặc dù có sự gia tăng về tỷ lệ phân khúc giá cao, nhưng chiếm phần lớn trong cơ cấu giá vé bán ra của các hãng vẫn ở phân khúc giá thấp và trung bình (từ 60% đến 70% số lượng vé bán ra).

Để giảm chi phí đầu vào, cả bốn hãng (Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines) đề xuất Nhà nước xem xét điều chỉnh giảm phí điều hành bay, cất hạ cánh; phí nhập khẩu nhiên liệu bay hay miễn phụ thu bay đêm.

Còn Cục Hàng không đang đề xuất Nhà nước có thể điều tiết giảm chi phí chuyến bay thông qua giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu, thuế bảo vệ môi trường, VAT. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho rằng cần có biện pháp điều hành tỷ giá cho phù hợp diễn biến thị trường bởi phần lớn chi phí các hãng bay đều trả bằng đồng USD.

Thực trạng giá vé máy bay thời gian qua tăng cao, có những chăng tăng đến 20%, đang được nhiều đại biểu Quốc hội tâm tư. Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục so sánh, một số chặng bay của Thái Lan có độ dài tương đương nhưng thấp hơn Việt Nam.

Lấy thí dụ, giá vé chặng bay Bangkok – Phuket dài 869 km của các hãng Air Asia, Thai JetAir, Thai Airways vào khoảng 768.000-1,16 triệu đồng. Trong khi đó, chặng Hà Nội – Đà Nẵng dài 757 km nhưng giá vé của các hãng bay Việt Nam vào khoảng 1,12-1,58 triệu đồng. “Giá vé của chúng ta rất cao so với Thái Lan” là khẳng định của đại biểu Sơn.

Thậm chí, có lúc người dân muốn bay từ TPHCM ra Hà Nội đã lựa chọn bay sang Thái Lan rồi mới vòng về Hà Nội. Dù bay đến 2 chặng nhưng tổng giá vé vẫn rẻ hơn bay thẳng TPHCM – Hà Nội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giao thông và du lịch, qua đó ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội của địa phương.

Bên cạnh vấn đề giá vé, Cục Hàng không Việt Nam vừa qua cũng có báo cáo số liệu về tai nạn, sự cố hàng không và chỉ số an toàn hàng không lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay trong tháng Năm (từ ngày 15/4 đến ngày 14/5/2024).

Theo số liệu báo cáo của các đơn vị, tính đến ngày 14/5, có 29 sự cố, vụ việc thuộc lĩnh vực khai thác cảng hàng không, trong đó 25 vụ việc uy hiếp an toàn mức E (các vụ việc không uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không nhưng có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay); 4 sự cố mức D (sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay).

“Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn của tháng Năm giảm 7 sự cố so với tháng trước đó. Đặc biệt, trong tháng Năm không có tai nạn hàng không xảy ra tại các cảng hàng không, sân bay,” báo cáo Cục Hàng không Việt Nam cho thấy.

Phân loại theo mức độ uy hiếp an toàn, theo báo cáo, chiếm phần lớn là chỉ số sự cố máy bay là 21 vụ việc (giảm 2 vụ so với tháng Tư).

Phía Cục Hàng không Việt Nam cũng chỉ ra nguyên nhân của các sự cố này là do máy bay đỗ không đúng vạch dừng bánh mũi (11 trường hợp), máy bay bị chiếu đèn lazer (4 vụ việc), một sự cố vật thể bay, một sự cố vi phạm khoảng cách an toàn với máy bay, phát hiện một trường hợp động vật xâm nhập khu bay.

Hạnh Văn

Bài mới
Đọc nhiều