+
Aa
-
like
comment

Lực lượng ít biết của Ấn Độ ở biên giới với Trung Quốc

11/09/2020 14:08

Ấn Độ được cho là đã triển khai một lực lượng bán quân sự bí mật đến khu vực biên giới với Trung Quốc trong cuộc đụng độ gần đây giữa lực lượng hai bên.

Lực lượng ít biết của Ấn Độ ở biên giới với Trung Quốc - 1
Binh sĩ Ấn Độ canh gác ở một chốt trên đường cao tốc dẫn đến khu vực Ladakh. (Ảnh: EPA)

Tenzin Thardoe vẫn làm nhiệm vụ thường ngày của mình giữa lúc xuất hiện thông tin về một cuộc giao tranh nữa giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng Ladakh, Himalaya cuối tháng trước, lần này diễn ra ở gần hồ Pangong Tso.

Thardoe làm nhiệm vụ cách đó hơn 2.000km, trong khu định cư Norgyeling dành cho người tị nạn Tây Tạng ở bang Maharashtra miền trung Ấn Độ. Khi tin tức về vụ giao tranh được xác nhận, nó khiến anh nhớ lại khoảng thời gian phục vụ trong Lực lượng đặc nhiệm biên phòng (SFF) Ấn Độ.

Mặc dù đến nay, Ấn Độ chưa xác nhận về sự tồn tại của SFF, nhưng đơn vị bán quân sự gồm chủ yếu người tị nạn từ Tây Tạng này được cho là có vai trò quan trọng trong chiến dịch mà quân đội Ấn Độ gọi là “phá âm mưu của Trung Quốc” vào đêm 29/8 vừa qua. Một lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong khi một người khác bị thương trong một vụ nổ mìn gần Pangong Tso, gần trùng thời điểm xảy ra đụng độ.

Gần 4 tháng sau cuộc đụng độ đẫm máu ở Ladakh, hàng nghìn binh sĩ hai bên tiếp tục được bố trí ở nhiều chốt khác nhau dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) – biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong cuộc đụng độ hồi cuối tháng 8, nguồn tin quân đội Ấn Độ nói rằng, New Delhi đã gấp rút triển khai thêm lực lượng để kiểm soát các cao điểm và thực thể ở khu vực này khi họ thấy Trung Quốc tăng cường binh sĩ và pháo dọc LAC. Trong khi đó, phía Trung Quốc cáo buộc binh sĩ Ấn Độ xâm phạm lãnh thổ trước.

Ấn Độ khá kín tiếng về sự hiện diện của SFF, tuy nhiên vụ đụng độ hôm 29/8 đã hé lộ dần về lực lượng này. Đến nay vẫn có rất ít thông tin về SFF, song nó đơn vị này được cho là thành lập sau chiến tranh biên giới Ấn – Trung năm 1962 và có sự am hiểu về địa hình ở khu vực biên giới chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhờ thành phần chủ yếu gồm những người tị nạn Tây Tạng.

Tuy nhiên, ông Tenzin Tsering, một người gốc Tây Tạng sống ở Dharamsala, vừa về hưu năm ngoái sau 17 năm phục vụ cho SFF, cho biết Ấn Độ dường như miễn cưỡng dùng đơn vị này để chống lại Trung Quốc. “Tôi nghĩ họ sợ chúng tôi quá ám ảnh và có thể không kiềm chế được cảm xúc nếu một cuộc đối đầu với (Trung Quốc) xảy ra”, ông Tsering nói.

Do vậy, SFF được triển khai cho các hoạt động khác như cuộc chiến năm 1971 giữa Ấn Độ với Pakistan dẫn đến sự hình thành nhà nước Bangladesh hay cuộc chiến năm 1999. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sử dụng SFF cho các hoạt động an ninh nội địa.

Qua thời gian, số người Tây Tạng gia nhập SFF giảm dần. Dân số Tây Tạng ở Ấn Độ đã giảm từ 150.000 người năm 2011 xuống còn 85.000 người năm 2018. Tuy nhiên, sau cuộc đụng độ Trung – Ấn cuối tháng 8, xu thế này có thể thay đổi.

Minh Phương/DT

Bài mới
Đọc nhiều