Luật An ninh mạng: “hòn đá tảng” ngăn cản những kẻ chống đối
Truyền thông mạng xã hội được coi là công cụ hữu hiệu để các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị cũng như các đối tượng thù địch tấn công chống phá Việt Nam. Chính bởi vậy, sau khi Luật An ninh mạng cùng hành lang pháp lý liên quan đến quản lý thông tin trên mạng được ban hành tại Việt Nam, các đối tượng vẫn luôn giữ sự bực tức, cay cú và luôn luôn tìm cách chĩa mũi nhọn tấn công Việt Nam.
Trong cái gọi là Hội luận với chủ đề “Luật An ninh mạng và ảnh hưởng dến quyền tự do biểu đạt, báo chí và internet” được tổ chức Cứu người vượt biên (Boat People SOS) tổ chức, rất nhiều thông tin lệch lạc, không đúng thực tế về tình hình tự do thông tin của Việt Nam đã được đưa ra. Các đối tượng rêu rao: Chính quyền Việt Nam trong thời gian qua đã được “khuyến khích” gia tăng đàn áp vì cộng đồng quốc tế không can thiệp, không quan tâm; Việt Nam dung dưỡng một tình trạng đàn áp toàn diện của chính quyền; Việt Nam dùng luật của mình để cho phép, thậm chí là khuyến khích những kẻ quá khích, tự do làm và phát tán những thông tin giả mạo sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của người khác; Việt Nam dùng truyền thông bẩn để bôi xấu, bôi nhọ và đánh phá tất cả những tiếng nói lên tiếng đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam v.v…
Ngày từ khi ý tưởng xây dựng Luật An ninh mạng được nhen nhóm, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã nhanh chóng tiến hành tấn công chống phá. Để gây sức ép cho chính quyền, các đối tượng không ít lần kêu gọi tụ tập đông người, thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng để chống phá sự ra đời của Luật An ninh mạng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu cấp bách và thực sự cần thiết của đời sống thực tế, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc hình thành hành lang pháp lý để quản lý vấn đề an ninh trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Luật An ninh mạng vẫn luôn bị các đối tượng cơ hội chính trị chụp mũ, coi đó là một điều tồi tệ, là rào cản của tự do, dân chủ, nhân quyền. Vậy điều gì đã khiến Luật An ninh mạng vấp phải sự tấn công mạnh mẽ như vậy từ phía các “nhà dân chủ”, các “nhà đấu tranh vì nhân quyền”.
Thực tế cho thấy hiện nay, Việt Nam vẫn luôn phải đấu tranh với cuộc chiến ý thức hệ. “Diễn biến hòa bình” vẫn là chiêu bài được các thế lực thù địch sử dụng để tấn công chống phá cách mạng hòng đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo tư bản. Trong chiến lược “Diễn biến hào bình”, để đạt được mục đích làm Việt Nam tự sụp đổ từ bên trong, mặt trận tư tưởng được xác định là chiến tuyến chính. Trong đó, mạng xã hội nói riêng và thế giới internet nói chung là môi trường đặc biệt quan trọng để tiến hành các hoạt động chống phá về tư tưởng, làm thay đổi nhận thức, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong.
Một đội ngũ các “nhà dân chủ” đã được huấn luyện, đào tạo các kỹ năng quay phim, chụp ảnh, livestream, xây dựng bài viết xuyên tạc v.v… để tấn công chống phá chính quyền. Hàng loạt các trang website, blog, facebook đã được các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị thiết lập, điều hành để đăng tải những video, bài viết có nội dung phản động, chống phá. Chúng ta cũng không thể phủ nhận việc các đối tượng sử dụng mạng internet, tung ra những thông tin độc, hại đã tác động không nhỏ đến tâm tư, nhận thức của một bộ phận người dân. Thậm chí, không ít cán bộ, đảng viên cũng bị “dắt mũi” bằng những dòng thông tin lệch lạc, không kiểm chứng. Mạng xã hội là thế giới ảo nhưng những hậu quả mà nó gây ra thì không hề “ảo” một chút nào. Có thể nói, mạng xã hội thực sự là công cụ hữu hiệu để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Luật An ninh mạng ra đời cũng đồng nghĩa với việc sự tự do “vô pháp, vô thiên” trên mạng internet sẽ bị chấm dứt. Hiển nhiên đây là điều các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị không hề mong muốn vì nó đã thu hẹp cánh cửa hoạt động của các đối tượng. Chính bởi vậy, các đối tượng vẫn luôn cay cú, tìm cách đả phá, xuyên tạc Luật An ninh mạng.
Cần phải nhấn mạnh, Luật An ninh mạng ra đời không hề ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền biểu đạt ý kiến của người dân. Cái mà Luật An ninh mạng ngăn cản là việc lợi dụng thế giới mạng để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, các thông tin lệch lạc, fakenews đã phần nào được kiểm soát. Cùng với đó, những thông tin cá nhân trên thế giới mạng đã được bảo vệ.
Việt Nam không ngăn cản quyền tự do ngôn luận và quyền biểu đạt ý kiến của người dân. Việc các đối tượng cố tình đánh đồng các thông tin phản động, chống phá trở thành ý kiến đấu tranh; cố tình đánh tráo bản chất của những kẻ chống đối, cơ hội chính trị, vi phạm pháp luật thành những nhà đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền thể hiện mưu mô chống phá vô cùng thâm hiểm, cần phải vạch mặt.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả