Luận điệu tấn công nền giáo dục bằng tư duy thiển cận và hẹp hòi
Nền giáo dục Việt Nam từ lâu đã trở thành một “chiến địa” được các đối tượng chống phá chĩa mũi nhọn tấn công. Lợi dụng những vấn đề nóng, những câu chuyện liên quan được cả xã hội quan tâm, các đối tượng chống đối tiến hành thổi phồng, nói quá những sai phạm; bôi nhọ, vấy bẩn, phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam; công kích, hạ bệ, nói xấu, làm giảm uy tín của lãnh đạo ngành Giáo dục.
Phát biểu tại hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ở Hà Nội hôm 09/12, Bộ trưởng Nhạ khẳng định: Việt Nam sẽ thành nước hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục. Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, tháng 6, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó giáo dục là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Với quy mô hơn 53.000 trường học, khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên, ngành xác định chuyển đối số có vai trò quan trọng để đổi mới căn bản toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc phát triển giáp dục theo hướng công nghệ số là điều chúng ta đang hướng đến. Có thể thấy, trong mùa Covid-19 vừa qua, chúng ta đã có những bước đi, những bước thử nghiệm rất đáng ghi nhận trong việc số hóa nền giáo dục. Đây là điều chúng ta cần ghi nhận.
Tuy nhiên, với kiểu “không ưa thì dưa có dòi”, không ít kẻ đã “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, “nhét chữ” vào miệng quan chức; tiến hành phân tích, bình luận, xuyên tạc ý kiến phát biểu của lãnh đạo. Cụ thể, sau ý kiến của Bộ trưởng Phù Xuân Nhạ cho rằng Việt Nam sẽ thành nước hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục, ngay lập tức, không ít đối tượng xấu, cơ hội đã đăng đàn facebook để tuyên truyền thông tin sai lệch, bôi nhọ, hạ bệ, quy chụp ông Phùng Xuân Nhạ và cho rằng ông này đang “nổ”.
Trên mạng, một luồng thông tin xấu được bút danh có tên Lê Ánh tung ra dưới tiêu đề “BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ NỔ” đang tiếp cận đến nhiều người. Đối tượng này cho rằng việc ông Phùng Xuân Nhạ phát biểu Việt Nam sẽ thành nước hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục chỉ là một luận điệu “nổ”, nói quá, nói khống, không đúng sự thật. Để hướng lái thông tin, đối tượng này lợi dụng những vấn đề tiêu cực trong giáo dục, đặc biệt là việc dùng bằng, cấp giả để dẫn dắt dư luận đi theo hướng tiêu cực. Đặc biệt, đối tượng này công kích trực diện ông Phùng Xuân Nhạ bằng những lời lẽ như: “Thời gian vừa qua đã xảy ra các vụ bằng cấp giả, làm nhiều người nghi ngờ bằng cấp Gs.Ts Kinh tế của ông Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ có phải là bằng thật không? Những nghi ngờ trên có cơ sở vì trong suốt thời gian nắm giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Giáo dục bị dư luận lên án để lại những hệ quả vô cùng tai hại, hay nói một cách khác là khả năng quá yếu kém để lại nhiều hệ lụy “xấu” và mang tiếng trong ngành giáo dục. Với một người có học vị Gs.TS thì không thể có khả năng tệ như vậy. Chỉ ngoại trừ mua bằng cấp?”.
Nhìn thẳng vào thực tế, chúng ta không thể phủ nhận việc nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại những khoảng trống, kẽ hở, mảng tối, tiêu cực cần phải được loại trừ. Rõ ràng, những vấn nạn trong giáo dục đang tác động tiêu cực đến toàn xã hội. Cùng với đó, những “thất bại” trong việc làm sách giáo khoa, cải cách thi cử… là những gì chúng ta cần phải nhìn thẳng, nhìn thật vào thực tiễn và có biện pháp để khắc phục, giải quyết.
Vậy nhưng nhìn nhận bất cứ vấn đề gì phải thực sự có tính công bằng và khách quan. Việc tồn tại những “mảng tối” trong giáo dục không có nghĩa là nền giáo dục của nước ta tất cả đều tiêu cực, đen tối, xấu xa, kém phát triển.
Với quan điểm của ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng Việt Nam sẽ thành nước hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục theo tôi là quan điểm có căn cứ, có cơ sở và thiết thực.
Chuyển đổi số trong giáo dục là một thay đổi trong đó có áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh, sinh viên, giảng viên và các trường học; tạo ra một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ và bảo mật để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa.
Trước hết, về nền tảng công nghệ, chúng ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet cũng như công nghệ số thuộc nhóm nhanh nhất thế giới. Trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam không hề thua kém so với các nước. Đây là nền tảng, cơ sở quan trọng để phát triern giáo dục số.
Mặt khác, về nhận thức, quan điểm, tư tưởng, có thể thấy toàn ngành giáo dục đang có một quyết tâm lớn trong việc phát triển giáo dục số.
Một minh chứng rõ ràng về việc chúng ta đang thích ứng tốt với việc số hóa nền giáo dục là khi Covid-19 bùng phát, việc chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, giáo viên, học sinh thích ứng tốt với dạy và học trực tuyến.
Chúng ta không vuốt ve, yêu chiều, bao biện cho những “khoảng tối”, “góc khuất” nhưng chúng ta cũng không thể bi quan, tiêu cực khi đánh giá vấn đề. Việc tấn công cá nhân ông Phùng Xuân Nhạ; đả phá, kích động, bôi nhọ nền giáo dục của Việt Nam chỉ là một chiêu trò chống phá tiêu cực, cần phải kiên quyết đấu tranh.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả