+
Aa
-
like
comment

Long An muốn thoát khỏi những cái chết được báo trước từ nhiệt điện than, tại sao còn chần chừ?

Thu An - 02/12/2019 18:40

Với phương châm “thà xóa quy hoạch chứ nhất quyết không làm nhiệt điện than”, lãnh đạo tỉnh Long An kiên trì đề xuất Chính phủ điều chỉnh 2 dự án nhà máy nhiệt điện từ sử dụng than sang khí hóa lỏng. Đây là một quyết định mang tính đột phá, lắng nghe ý kiến của người dân và hơn nữa nó còn mang một thông điệp rất sâu sắc về việc không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo tỉnh Long An đã có những quyết định cứng rắn như thế bởi những mối lo ngại về nhà máy nhiệt điện than không chỉ xuất hiện gần đây mà nó đã được cảnh báo từ nhiều năm trước.

Nhà máy Nhiệt điện than Vĩnh Tân

Ông Lauri Myllyvirta, thành viên nhóm nghiên cứu Đại học Harvard đã công bố nghiên cứu mỗi năm Việt Nam có 4.300 người chết yểu do nhiệt điện than, tới 2030, khi nhiệt điện than đạt 300 tỉ kWh thì số người chết yểu sẽ là 17.500 người. Mặc dù PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, cho rằng sự so sánh này là không có khoa học, bởi nước Mỹ có sản lượng nhiệt điện than gấp cả trăm lần nhiệt điện than Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ vị giáo sư này quên mất rằng, công nghệ nhiệt điện than của họ khác xa với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm trầm trọng từ Trung Quốc mà các nhà máy nhiệt điện than nước ta đang vận hành. Hơn nữa, khu vực nhà máy của họ được quy hoạch tránh xa khu dân cư, khói thải của nó chỉ tác động đến môi trường nên người dân của Mỹ không hề bức xúc. Còn chúng ta, đang chứng kiến những cái chết dần theo đúng nghĩa đen ở Bình Thuận từ khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân mọc lên. Mạng sống của họ, của gia đình họ, của con cái họ bị đe doạ hàng ngày bởi xỉ than, bởi ống khói lúc nào cũng đem tro than vào không khí. Vị giáo sư kia đã lắng nghe nỗi đau của họ, hít thở thứ không khí đầy bụi nơi họ sống, dám uống thứ nước có mùi lạ mà họ uống hàng ngày, dám bế trên tay những đứa trẻ sinh ra dị dạng vì ô nhiễm…Hay lại để cả nước phải xuất hiện thêm vài vụ bạo loạn mà nguyên nhân từ cái nhà máy nhiệt điện than này như Bình Thuận năm 2016 mới khiến các vị giáo sư, những người có trách nhiệm suy nghĩ.

Tính từ năm 2010, Mỹ đã có 289 nhà máy nhiệt điện than đóng cửa, chiếm 40% công suất điện than của Mỹ. Tổ chức môi trường Sierra Club cho biết kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền điều hành nước Mỹ hồi tháng 1/2017, đã có 50 nhà máy nhiệt điện than tại nước này đóng cửa. Không phải chỉ riêng Mỹ mà tại châu Âu, 109 dự án nhà máy nhiệt điện than đã bị hủy bỏ. Ngay cả Trung Quốc từ năm 2014 cũng đã ra lệnh cấm cấp phép xây nhiệt điện than ở nhiều nơi và ngừng các nhà máy nhiệt điện than vì lý do ô nhiễm trầm trọng.

Tác hại của nhiệt điện than đến sinh kế của người dân ven biển khôn lường. Ảnh: CHANGE.

Thậm chí, từ năm 2016, báo cáo tổng hợp về tác động môi trường và xã hội của than và nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) chỉ ra rằng các nhà máy Hải Phòng I và II, Quảng Ninh, Thái Bình I và II, Mạo Khê, Vĩnh Tân II, Vũng Áng I và II, và Duyên Hải I đang là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và ảnh hưởng tới sinh kế của người dân địa phương. Các cộng đồng dân cư xung quanh các nhà máy nhiệt điện than đang phải đối mặt hàng ngày với những lo lắng về ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tới sinh kế, thậm chí bức xúc khiếu kiện”.

Từ năm 2018, Bộ Công thương đã khẳng định đang tính toán để đưa quy hoạch nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế các dự án nhiệt điện chạy than (dự án trong Tổng sơ đồ phát điện VII) trong tương lai gần. Và mới đây nhất, trong chuyến đi Mỹ của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam đã kí kết hàng loạt các hợp tác an ninh năng lượng với Nhà Trắng, đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc xóa sổ các nhà máy nhiệt điện than khỏi nước ta.

Như Cánh Cò đã cảnh báo, gần 90 tỷ USD vốn nợ, cùng hàng nghìn người thiệt mạng mỗi năm và nguy cơ xâm nhập, can thiệp sâu của chính quyền Trung Quốc vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam, là những điều đang dần hiện hữu, theo bản Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Chính vì thế, tại sao chúng ta không bắt đầu loại bỏ sự lệ thuộc này từ Long An?

Tháng 3-2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030, tỉnh Long An có 2 nhà máy nhiệt điện Long An 1 (2×600) MVA và Long An 2 (2×800) MVA sử dụng than.

Từ tháng 7-2016, Tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc khi đó ngỏ ý đầu tư và UBND tỉnh Long An đã thống nhất chọn xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc để triển khai đầu tư Nhà máy nhiệt điện than Long An 1 với công suất 1.320 MW, mức đầu tư lúc bấy giờ ước khoảng 2,7 tỉ USD.

Tuy nhiên khi thông tin về dự án này được công bố, nhiều người dân Long An bày tỏ ý kiến không đồng tình. Các buổi tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội tại Long An thời điểm này đều nhận được rất nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần cân nhắc trước dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Long An tại xã Phước Vĩnh Đông.

Tháng 8-2018, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Công thương kiến nghị xin giữ nguyên quy hoạch Trung tâm điện lực Long An tại vị trí xã Long Hựu Đông và sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng.

Tháng 9-2018, Bộ Công thương đã có văn bản trả lời với nội dung cho rằng theo quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2016, tỉnh Long An được quy hoạch phát triển 2 nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than.

Mới đây ngày 1-11, UBND tỉnh Long An tiếp tục có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh nguồn nhiên liệu 2 nhà máy nhiệt điện Long An 1 và 2 từ sử dụng than chuyển sang sử dụng khí hóa lỏng.

Thu An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều