Lời khai rợn người của nam thanh niên sát hại dã man bé gái 7 tháng tuổi
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, EVN sẽ được tự tăng giảm giá điện dưới 5% mỗi quý, tùy theo biến động của chi phí sản xuất và mua điện. Thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là 6 tháng.
Đây là một phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, nhằm giúp EVN có thể linh hoạt thích ứng với biến động của giá nhiên liệu thế giới và trong nước, đảm bảo cân đối tài chính và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh điện an toàn, hiệu quả.
Theo dự thảo của Bộ Công thương, trong trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng.
Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được Bộ Công Thương chấp thuận thì sẽ tăng giá.
Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ ngày 4/5/2023.
Trong bối cảnh giá than nhập khẩu tăng hơn ba lần, giá dầu dùng để tính giá khí tăng đột biến, tỉ giá ngoại tệ sử dụng để mua than nhập khẩu, mua khí biến động, việc cho EVN được tự tăng giảm giá điện sẽ giúp EVN có thể phản ánh đúng chi phí sản xuất và mua điện, tránh tình trạng thua lỗ lớn.
Góp phần hướng tới việc xóa bỏ các bậc thang giá điện sinh hoạt, thực hiện điện một giá cho tất cả các khách hàng sử dụng điện, tạo sự minh bạch, công bằng và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Tạo tiền đề tiến dần tới cơ chế giá thị trường, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại, theo một cơ chế tự động, tương tự cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu. Đây là một trong những yêu cầu của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nhằm hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững ngành điện.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện dựa vào giá bán lẻ điện bình quân.
Theo đó, giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt được rút ngắn từ 6 bậc hiện hành về còn 5 bậc, mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng, biểu giá cải tiến này phù hợp hơn với cơ cấu tiêu dùng điện đối với đại bộ phận người tiêu dùng điện trong xã hội. Đây là điểm mới tạo tác động mạnh trong việc nâng cao ý thức tiết kiệm tiêu dùng điện. Biểu giá rút ngắn từ 6 bậc về 5 bậc là tiền đề để có thể rút gọn về 3 bậc hay 2 bậc và tiến tới xóa bỏ bậc thang, đưa về một giá điện khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Ngọc Anh