+
Aa
-
like
comment

Lỡ tuyên bố “hớ” về tàu sân bay mới, Trung Quốc bẽ bàng khi sự thật bị phát hiện

23/12/2019 06:39

Khi xem xét một chương trình phát sóng trên truyền hình gần đây về tàu sân bay Sơn Đông, các chuyên gia quân sự đã phát hiện ra một điều đi ngược với tuyên bố của truyền thông TQ.

Sơn Đông – Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Sơn Đông – tàu sân bay nội địa đầu tiên do Trung Quốc chế tạo – đã gia nhập biên chế vào ngày 17/12 vừa qua tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Con tàu này là phiên bản cải tiến của tàu sân bay lớp Kuznetsov từ thời Liên Xô. Ban đầu, nó được truyền thông nhà nước Trung Quốc quảng bá rằng sẽ trang bị 36 tiêm kích J-15, tương đương 3 phi đoàn, và được quảng cáo là có sức chứa vượt xa Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và cũng là tàu lớp Kuznetsov được Bắc Kinh mua từ Ukraine, sau đó cải tạo.

“Ban đầu, các nguồn tin Trung Quốc tuyên bố, con tàu sẽ có khả năng mang 36 máy bay chiến đấu, nhiều hơn tàu Liêu Ninh 12 chiếc” – Tạp chí Khoa học & Công nghệ Popular Mechanics cho hay.

Tuy nhiên, khi xem xét một chương trình phát sóng trên truyền hình gần đây về tàu sân bay Sơn Đông, các chuyên gia quân sự phát hiện ra rằng con tàu chỉ có đủ số lượng phi công hải quân để thiết lập 2 phi đoàn J-15 hoàn chỉnh.

Lỡ tuyên bố hớ về tàu sân bay mới, Trung Quốc bẽ bàng khi sự thật bị phát hiện - Ảnh 1.
J-15 là tiêm kích hạm nặng nhất thế giới đang được sử dụng. Ảnh: AFP

“Tỷ lệ tiêu chuẩn tiêm kích hạm/phi công là 2:3” – chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh Li Jie nói với tờ South China Morning Post – “Tàu Sơn đông sẽ không có nhiều tiêm kích hạm bởi nó mới bước vào giai đoạn vận hành ban đầu”.

Ước tính khoảng 30 phi công chiến đấu dành cho tàu sân bay đã xuất hiện trong chương trình của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc về lễ biên chế tàu Sơn Đông.

Trong khi Li Jie tỏ ra lạc quan về tương lai số lượng tiêm kích hạm trên tàu Sơn Đông, thì chuyên gia quân sự Zhou Chenming (cũng ở Bắc Kinh) cho rằng, ước tính ban đầu về 3 phi đoàn J-15 là không thực tế.

“J-15 có kích cỡ khá lớn, và tàu sân bay không chỉ mang mỗi mình tiêm kích hạm” – ông Zhou nhận định.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ thủy thủ đoàn tàu Sơn Đông hôm 17/12, các phi công tiêm kích đội mũ bảo hiểm xanh. Ảnh: Xinhua.

Ngoài 24 chiếc J-15, tàu Sơn Đông (hay còn gọi là Type 001A) còn dự kiến mang thêm 24 máy bay loại khác, từ biến thể tác chiến điện tử của J-15 cho tới một số mẫu trực thăng khác nhau.

Theo ông Zhou, “trực thăng đóng vai trò quan trọng trong việc cảnh báo, cũng như theo dõi hoạt động cất cánh và phóng tiêm kích hạm. Chúng cũng cần thiết cho việc giải cứu và các nhiệm vụ khác như vận chuyển binh lính, thiết bị”.

Bên cạnh đó, J-15 được xem là mẫu tiêm kích hạm nặng nhất đang được sử dụng, đó là lý do tại sao nó mất nhiều thời gian để cất cánh từ tàu Liêu Ninh và Sơn Đông hơn các loại máy bay tương tự trên tàu sân bay Mỹ.

Với chiều dài 24m, J-15 dài hơn 2m so với J-20 (mẫu tiêm kích tàng hình được Trung Quốc đưa vào biên chế năm 2017). Truyền thông Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ra nghi ngờ về tính thực tế của mẫu tiêm kích này do tính hữu dụng hạn chế của nó đối với tàu sân bay.

“Máy phóng hơi nước trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ mất khoảng 45 giây để phóng máy bay nhưng boong phóng kiểu nhảy cầu phải mất từ 1,5 cho tới 2 phút”, chuyên gia Li nói với SCMP.

Theo một nguồn tin giấu tên thân cận với Hải quân Trung Quốc, tàu sân bay lớp Nimitz có thể phóng khoảng 40 máy bay trong khoảng thời gian mà tàu sân bay Liêu Ninh chỉ triển khai được khoảng 14-15 chiếc J-15.

QS/TTT

Bài mới
Đọc nhiều