Nhật Bản lên tiếng sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí trong tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến vùng biển này trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Trong hai ngày 15 và 16/2 vừa rồi, các tàu Hải cảnh Trung Quốc liên tục tiến vào vùng biển quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), gây lo ngại về nguy cơ đụng độ. Các hình ảnh các tàu công vụ hai bên đuổi nhau trên biển, đã xuất hiện trên một trang mạng Trung Quốc. Theo phía lực lượng an ninh trên biển Nhật Bản, từ ngày 14/2, 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và được xác nhận hoạt động tại đây trong 3 ngày liên tiếp. Các tàu Trung Quốc bao gồm tàu 1301, 1305, 2502 và 6303 dường như các tàu Hải cảnh được trang bị hạm pháo. Các tàu tuần tra của lực lượng an ninh trên biển Nhật Bản đã cảnh cáo các tàu Trung Quốc “không được tiếp cận lãnh hải”. Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, họ đã nghiêm khắc phản kháng tới chính phủ Trung Quốc, yêu cầu tàu cảnh sát biển nhanh chóng rời đi. Còn theo “Diễn đàn Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc”, vào ngày 15/2, 4 tàu của Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào tuần tra trong vùng tiếp giáp, hai tàu trong số đó đã đi vào lãnh hải của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 15/2 và tiếp cận “các tàu của Nhật Bản đang hoạt động bất hợp pháp”. Hai trong số 4 tàu của Hải cảnh Trung Quốc (mang các số hiệu Hải Cảnh 1301, 1305, 2502, 6303), đang hoạt động ở khu vực giáp ranh của quần đảo Điếu Ngư, đã tiến vào lãnh hải của quần đảo Điếu Ngư vào ngày 15/2 và áp sát các tàu đánh cá của Nhật Bản đang hoạt động bất hợp pháp. Đến 14 giờ chiều ngày 15/2, hai tàu Hải cảnh này đã ở trong vùng lãnh hải, chỉ cách Nam Tiểu Đảo 3 km về phía đông nam. Tới trưa ngày 16/2, 2 tàu 1301 và 2502 đã rời khỏi lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 16/2, tàu 6303 và 1305 của Trung Quốc đã đi vào lãnh hải, cách đảo Xích Vĩ Dữ (Nhật Bản gọi là Taisho Jima) khoảng 22 km về phía đông nam, tiếp cận một tàu đánh cá Nhật Bản đang hoạt động. Phía Nhật Bản cho biết, hành động trên cũng xảy ra vào ngày 15/2 với một tàu đánh cá và một tàu Cảnh sát biển Nhật Bản. Theo Bộ chỉ huy an ninh trên biển Khu 11 (Nhật Bản), có 4 người trên tàu đánh cá của Nhật Bản (lượng giãn nước 9,97 tấn). Xung quanh tàu đánh cá có các tàu tuần tra để đảm bảo an toàn. Không rõ tàu đánh cá thuộc sở hữu của đơn vị nào. Các hình ảnh đăng tải trên trang web của “Diễn đàn nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc”, cho thấy các tàu công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản đã quần thảo, so kè nhau quyết liệt, trước khi các tàu Hải cảnh Trung Quốc rời khỏi vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển của quần đảo Senkaku trong hai ngày liên tiếp, ngày 6 và 7/2. Kể từ khi “Luật Hải cảnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (gọi tắt là Luật Hải cảnh) có hiệu lực vào ngày 1/2, Nhật Bản đã phản ứng rất mạnh mẽ. Vào ngày 17/2, Cục trưởng Bảo vệ an ninh trên biển Nhật Bản Takahiro Okujima, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng do Trung Quốc thực thi Luật Hải cảnh mới, Nhật Bản sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ khí trong phạm vi được luật pháp quốc tế cho phép, tuân theo các nguyên tắc pháp lý. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi ngày 8/2, tuyên bố liên quan đến hoạt động của Cục Hải cảnh Trung Quốc rằng, nếu lực lượng Cảnh sát biển khó đối phó với các cuộc tấn công vũ lực từ bên ngoài, Lực lượng Phòng vệ (quân đội) sẽ chấp nhận lệnh điều động lực lượng quân đội để đối phó. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố, nhắc lại “lập trường nghiêm túc về vấn đề quần đảo Điếu Ngư”, yêu cầu Nhật Bản tránh có những hành động làm phức tạp thêm tình hình. Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận theo “Hiệp định nghề cá Trung Quốc – Nhật Bản” và cùng với Trung Quốc duy trì trật tự nghề cá ở vùng biển liên quan. Trước đó, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội), đã thông qua “Luật Hải cảnh” vào ngày 22/1 có hiệu lực từ ngày 1/2, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí khi xử lý tàu thuyền của các nước khác, trong “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Phía Nhật Bản đã phản ứng gay gắt về luật này. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Kato Katsunobu trong cuộc họp báo vào ngày 1/2 cho biết, ông đã chuyển tải “những lo ngại” của Nhật Bản tới phía Trung Quốc, về việc Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực. Phía Nhật Bản đã nhắc lại lập trường của Nhật Bản về các lĩnh vực hàng hải và an ninh trên biển ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Yêu cầu Trung Quốc đảm bảo rằng Luật Hải cảnh được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về Luật Hải cảnh của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.Phía Nhật Bản đã nhắc lại lập trường của Nhật Bản về các lĩnh vực hàng hải và an ninh trên biển ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Yêu cầu Trung Quốc đảm bảo rằng Luật Hải cảnh được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về Luật Hải cảnh của Trung Quốc. Clip Tàu Trung Quốc và tàu Nhật Bản đâm va, phun nước nhau ở khu vực vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp.
https://streaming-cms-kienthuc-te-vnso-zn-2.zadn.vn/3ea649185034b1e07b7a1e6b4a3da8be/60348bd0/2021_02_21/trantuananh/japan_coast_guard_s_attempts_to_block_chinese_activists_from_landing_on_the_senkaku_islands.mp4 Thái Hoà