+
Aa
-
like
comment

Lộ chân tướng “kẻ thủ ác” sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng!

Ngọc Hoàng - 18/09/2019 08:58

TT Trump tuyên bố “mục tiêu đã khóa, đạn đã lên nòng” và yêu cầu Saudi muốn có sự giúp đỡ của Washington thì phải chỉ đích danh thủ phạm đã tấn công các nhà máy lọc hóa dầu.

Lộ chân tướng "kẻ thủ ác" sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng!
Hình minh họa

Mặc dù Houthi đã nhận trách nhiệm thì Mỹ vẫn tiếp tục cáo buộc Iran là thủ phạm của cuộc tập kích hôm 14/9 vào cơ sở dầu mỏ Saudi. Đâu là sự thật?

Mọi bằng chứng đều chỉ tới Tehran?

Các quan chức chính quyền của Trump đã tuyên bố rằng các đánh giá tình báo cho thấy Iran có khả năng chịu trách nhiệm về vụ tấn công hôm 14/9 vào hai cơ sở dầu lớn ở Arab Saudi khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rơi vào hỗn loạn.

Cơ sở Abqaiq nằm ở khu vực Buqyaq ở phía đông của Arab Saudi, nó nằm cách khu dân cư gần nhất vào khoảng 60 km.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 1.
Hình ảnh nhà máy lọc dầu Abqaiq của Aramco ở Buqyaq, Arab Saudi trước khi bị tập kích ngày 14/9.Các ô vuông trắng là những vị trí bị tấn công.

Đây là một trong những cơ sở dầu khí quan trọng nhất ở Arab Saudi, và cuộc tấn công đã làm giảm một nửa sản lượng dầu của cả vương quốc, khiến giá dầu thế giới tăng đột biến .

Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng hướng của các cuộc tấn công, có thể tìm ra trong các hình ảnh hiện trường chứng minh các cáo buộc của họ chống lại Iran.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 2.
Hình ảnh ngày 15/9 cho thấy thiệt hại cơ sở hạ tầng tại 17 điểm trong nhà máy lọc dầu Abaqaiq của Aramco ở Buqyaq, Arab Saudi (Nguồn: Chính phủ Hoa Kỳ/DigitalGlobe/AP).

Dân quân Houthi ở Yemen thì đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tập kích mà theo họ tuyên bố là đã đã sử dụng hàng loạt máy bay không người lái (UAV).

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với tờ New York Times rằng các cuộc tấn công có thể đến từ phía bắc hoặc tây bắc của Arab Saudi dựa trên các bằng chứng tại hiện trường.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 3.
Hình ảnh ngày 15/9 cho thấy thiệt hại cơ sở hạ tầng tại mỏ dầu Khurais của Aramco ở Buqyaq, cách Abqaiq khoảng 200 km về phía tây nam (Nguồn: Chính phủ Hoa Kỳ/DigitalGlobe/AP).

Phân tích này cho thấy các cuộc tấn công đã được phát động từ hướng Iran hoặc Iraq, thay vì Yemen, nằm ở phía tây nam.

Iran (và Iraq) đã phủ nhận trách nhiệm đối với các cuộc tập kích, nhưng các chuyên gia Mỹ nói rằng Iran thường xuyên thực hiện các cuộc tập kích tương tự bằng cách sử dụng “lực lượng ủy quyền” để duy trì khả năng đáp trả về mặt quân sự trong khu vực.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 4.
Nếu tên lửa và UAV được các lực lượng ủy nhiệm của Iran khai hỏa tại Iraq thì hành trình tiếp cận mục tiêu chỉ còn lại 1/2 nếu so với khoảng cách từ miền bắc Yemen đến mục tiêu.

Houthi có đủ khả năng để tập kích ồ ạt Saudi hay không?

Một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ nói với ABC News rằng Iran đã phóng tổng cộng 12 tên lửa hành trình và 20 máy bay không người lái từ lãnh thổ của mình trong cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi.

Quan chức noi trên cũng nói rằng một số vũ khí được sử dụng trong vụ tấn công đã không tiếp cận được mục tiêu và việc phân tích chúng sẽ mang lại nhiều manh mối hơn về thế lực nào phải chịu trách nhiệm cho hành động này.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 5.
Hình ảnh cho thấy vị trí của cơ sở dầu mỏ Abqaiq Saudi Aramco ở miền đông Arab Saudi nằm cách thủ đô Sanaa, Yemen (hiện đang do Houthi kiểm soát) khoảng 1.300 km đường chim bay.

Trong một cuộc họp ngắn, các quan chức Mỹ nói với tờ Times rằng cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình đều được sử dụng trong cuộc đột kích, với phạm vi, độ chính xác “vượt quá khả năng” của lực lượng Houthi ở Yemen.

Tuy nhiên việc thực hiện một cuộc đột kích như vậy có nằm ngoài khả năng của lực lượng Houthi hay không?

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất để người Mỹ đánh giá Houthi không đủ khả năng thực hiện cuộc tập kích là hành trình của vũ khí tới mục tiêu.

Vị trí các cơ sở lọc dầu Saudi nằm cách thủ đô Sanaa, Yemen hiện đang trong kiểm soát của Houthi vào khoảng 1.300 km đường chim bay.

Quay trở lại một sự kiện trong quá khứ, ngày 26/7/2018, lực lượng Houthi đã thực hiện một cuộc tập kích bằng UAV “Sammad-3” vào Ga số 1 của Sân bay Quốc tế Abu Dhabi, UAE.

Điều đáng chú ý là khoảng cách từ Sanaa tới Abu Dhabi là vào khoảng 1.466 km.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 7.
Đường chim bay từ Sanaa tới Abu Dhabi là vào khoảng 1.466 km.

Cuộc tập kích năm 2018 được cho là có hành trình xa hơn so với các cơ sở dầu mỏ của Aramco và nó đã chứng minh khả năng của các loại UAV Houthi tham gia trong cuộc tập kích hôm 14/9.

Đối với 12 tên lửa hành trình, các phần còn lại của tên lửa tại hiện trường đã chỉ rõ đây là biến thể của tên lửa không đối đất Kh-55 do Liên Xô sản xuất.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 8.
Tên lửa hành trình Quds-1 của Houthi và Soumar của Iran đều là các biến thể của tên lửa không đối đất Kh-55 do Liên Xô sản xuất (được Ukraine bán cho Iran).

Tên lửa Soumar do Iran sản xuất được cho là có thể khai hỏa từ trên mặt đất – trên không – trên biển và có tầm bắn khoảng 1350 km.

Câu chuyện về biến thể Quds-1 của Kh-55 do Houthi sản xuất bắt đầu vào ngày 12/6, khi một tên lửa hành trình của Houthi tấn công sân bay Abha ở miền nam Arab Saudi, làm bị thương tổng cộng 26 người.

Không lâu sau đó, Saudi đã tổ chức một cuộc họp báo cho thấy những hình ảnh về những phần còn lại của tên lửa và tuyên bố rằng đó là tên lửa Ya Ali của Iran.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 9.
Các mảnh vỡ cánh tên lửa trong vụ tập kích ngày 12/6 vào sân bay Abha, Arab Saudi.

Ya Ali là tên lửa nhỏ hơn nhiều so với Soumar và trong khi phiên bản mới nhất của Soumar có tầm bắn tới 1.350km , tầm bắn của Ya Ali chỉ giới hạn trong khoảng 700km.

Với vị trí sân bay Abha chỉ nằm cách biên giới Yemen 110 km, sử dụng hệ thống vũ khí Ya Ali nhỏ hơn, tầm ngắn hơn dường như hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là mảnh vỡ cánh ổn định bay của tên lửa chứng minh nó không phải là Ya Ali mà tương đồng Soumar.

Vào tháng 7/2019, Houthi đã trưng bày tên lửa Quds-1 của họ. Nhận thấy sự tương đồng về thiết kế với Soumar, nhiều nhà quan sát cho rằng Iran chỉ đơn giản là chuyển nó sang Yemen, nơi Houthi đã sơn lại và cho nó một cái tên mới

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Quds-1 và Soumar liên quan tới thiết kế bên ngoài bao gồm vị trí cánh đuôi và các cánh cố định, hình dạng mũi và thân phía sau cũng như động cơ.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 10.
Các điểm khác biệt giữa Quds-1 và Soumar có thể nhận biết thông qua hình dáng bên ngoài.

Hơn hết, đối chiếu với các mảnh vỡ tại hiện trường, nó cho thấy sự tương đồng với Quds-1 hơn là Soumar với thiết kế phần đuôi và cánh của tên lửa.

Lộ chân tướng kẻ thủ ác sau các vụ tập kích vào Saudi: Đến Mỹ cũng choáng váng! - Ảnh 11.
Sự khác biệt về hình dạng của thân phía sau và vị trí của các cánh ổn định cho thấy rõ rằng những mảnh vỡ trên sa mạc là Quds-1chứ không phải Soumar.

Có thể thấy rõ, lực lượng Houthi có trong tay lượng vũ khí có khả năng tập kích chính xác không thua kém “đồng minh” Iran.

Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, trong bối cảnh phương Tây tiếp tục cáo buộc Iran là “tác giả” thì những bằng chứng thực tế nói trên sẽ ít được nhắc tới.

Mỹ được cho là đang gây “sức ép tối đa” với Iran nhằm mục đích cuối cùng là một thỏa thuận hạt nhân mới, và các cuộc tập kích ủy nhiệm nói trên cũng như các cáo buộc liên quan sẽ vẫn tiếp tục diễn ra cho tới khi các bên chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán hoặc tồi tệ hơn là một cuộc xung đột ở phạm vi toàn khu vực.

Ngọc Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều