Lịch sử nước ta không hề có đại dịch, vì sao?
Theo cách đánh giá thông thường, điều kiện y tế của Việt Nam được xem chưa đạt đến trình độ kỹ thuật cao như các nước tiên tiến, trang thiết bị y tế cũng chưa phải là đầy đủ và cao cấp. Nhưng Việt Nam lại là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế được dịch SARS từ năm 2003. Khi Covid-19 bùng phát, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên được tuyên dương vì chữa khỏi cho bệnh nhân nhiễm virus.
Hiện nay, mặc dù đại dịch vẫn còn là mối nguy hại nhưng Việt Nam căn bản vẫn là nước khống chế được dịch khá tốt được WHO và CDC tuyên dương khi có 16 trường hợp nhiễm bệnh đều đã khỏi bệnh được chữa khỏi. Đến nay vẫn chưa có trường hợp nhiễm mới.
Đạt được kết quả mỹ mãn và đáng khen thưởng đó phải kể đến nỗ lực phòng chống quyết liệt và hiệu quả của chính phủ, sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y tế cũng như ý thức đoàn kết cùng nhau ý thức chống lại dịch bệnh của người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một thực tế cần được ghi nhận và tiếp tục phát huy. Đó là môi trường sống của người Việt tốt hơn nhiều so với thế giới, mặc dù đã bị suy giảm do qua trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Môi trường sống đó khiến cho người Việt chúng ta có khả năng đề kháng dịch bệnh cao.
Chúng ta đều biết các đại dịch diễn ra trong lịch sử thế giới đã tàn sát nhân loại kinh khủng như thế nào, đã có thời kỳ 1/3 dân số châu Âu chết vì đại dịch, nhiều thành thị đã bị dịch bệnh cướp đi trên dưới một nửa dân số.
Trung Quốc cũng là nước từng khởi phát nhiều đại dịch lớn như SARS, MERS và CoVID-19. Nhưng lịch sử nước ta không hề có trận đại dịch nào. Đại Nam thực lục tuy có ghi nhận thời nhà Nguyễn thỉnh thoảng vẫn diễn ra dịch bệnh làm nhiều người chết, nhưng triều đình và các thầy thuốc đã nhanh chóng dập tắt, không có trường hợp nào dịch bệnh lan rộng hoặc kéo dài.
Cần biết, hơn 50% số loài cây bản địa tại Châu Âu đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Với môi trường thiên nhiên nghèo nàn đó, quá trình đô thị hóa sớm lại khiến cho con người nhanh chóng thoát khỏi thiên nhiên. Mà thoát khỏi thiên nhiên thì làm mồi cho dịch bệnh. Nền y dược phương tây phát triển với những thành tựu ngoạn mục là nhằm để đối phó với tình trạng hiểm nghèo này.
Nhưng ở nước ta thì khác. Sự sống ở nước ta có thể xếp vào hàng phong phú nhất trên thế giới. Theo thống kê chắc chắn là chưa đầy đủ vào đầu thế kỷ 21, nước ta có tới gần 12 ngàn loài thực vật. Những thống kê về cây thuốc còn cho thấy, cứ 4 cây trong thiên nhiên thì có 1 cây có thể làm thuốc, nếu tiếp tục nghiên cứu thì tỷ lệ cây cỏ có thể làm thuốc có thể nhiều hơn.
Sống trong môi trường như thế, cơ thể người Việt có khả năng tự miễn nhiễm với phần lớn các loại bệnh tật. Khả năng tự miễn nhiễm này được di truyền từ đời này qua đời khác, đến ngày nay dù khá đông người Việt sống tại các đô thị tập trung xa rời thiên nhiên thì khả năng này vẫn được duy trì.
Bản thân một bữa ăn truyền thống bình thường của người Việt với rau củ và một ít thịt cá cũng đủ khả năng phòng ngừa bệnh tật vì rất đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi bị bệnh, người Việt ta biết ăn thêm thứ gì và biết dùng thứ cây lá gì để chữa bệnh. Những tri thức y dược đó được phân tán trong dân gian, mỗi người nắm giữ một ít, rồi truyền cho nhau mà không cần đến thầy thuốc. Một bậc chân y nói với tôi, nếu như chúng ta ăn uống thuận với thiên nhiên thì chúng ta không cần đến phần lớn các loại tân dược, vì như đã nói, hầu hết các loại tân dược được phát minh là nhằm đối phó với sự hiểm nghèo của phương tây với đặc điểm như đã nói.
Dịch Covid-19 lây lan chóng mặt ở một nước có nền y học thuộc loại tiên tiến nhất thế giới là Hàn Quốc, nói lên điều gì ? Thiên nhiên của Hàn Quốc nghèo hơn rất nhiều so với thiên nhiên nước ta, nước này đã là nước công nghiệp hiện đại, phần lớn dân chúng sống trong các đại đô thị (khoảng 90% dân Hàn Quốc sống ở đô thị). Tôi không nghĩ rằng khả năng phòng chống dịch của chính phủ Hàn Quốc yếu kém hơn nước ta. Nhưng còn quá sớm để kết luận điều gì, những gì đang diễn ra chỉ mới cho thấy khả năng tự kháng dịch của người dân nước này bắt đầu có vấn đề.
Dịch Covid-19 sẽ kiểm nghiệm sự bền vững của môi trường sống tại các quốc gia. Nó sẽ làm bộc lộ những vấn đề người ta không nhìn thấy lúc bình thường. Người Việt chúng ta không kỳ thị bất cứ dân tộc nào, chúng ta mong ai sống trên hành tinh này cũng được bình an. Mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có các lợi thế và các vấn đề của mình.
Chỉ xin cảnh báo rằng, mỗi một bước rời xa thiên nhiên con người đều phải chịu tai ương. Phát triển bền vững là phải giữ gìn sự sống quanh ta, là coi cây cỏ là bè bạn, là chấm dứt phá rừng, là chấm dứt việc mang hóa chất độc hại phủ lên đất đai, là sống khiêm nhường giữa chúng sanh muôn loài.
Hoàng Hải Vân