+
Aa
-
like
comment

Làm sao để tất cả mọi người đều “có Tết”?

Thu Quách - 23/01/2022 14:44

Dịch bệnh đã lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ, có tiền bạc, có sức khỏe, có cả giọng nói của những người thân thương. Chúng ta đã mất rất nhiều song thứ duy nhất mà chúng ta giữ lại và phát triển đó chính là sự quan tâm, chăm sóc của hai tiếng “đồng bào”. Nhiều chút ấm lòng để dìu dắt nhau qua những ngày giông bão.

Tết đoàn viên và sum vầy là điều bất kỳ ai cũng mong

Đối với một số người, dịch bệnh chỉ là “Ai ở đâu, ở yên đó”, nhưng với một số khác, đó lại là những áp lực và gánh nặng đau đáu trên vai. Nhìn đôi mắt đỏ hoe của người lao động trẻ vì mất người thân trong đại dịch, Tết với họ là sự thiếu hơi ấm gia đình, là sự thiếu tiền, tôi chợt thấy đồng cảm và “thương”. Trong khi bài hát “mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu được phát đầy những hàng quán, siêu thị thì có những người lại chua xót mỗi khi nghĩ về mình.

Nhưng nào chỉ có người nghèo khó khăn, sâu thẳm hơn có lẽ là ở các cấp lãnh đạo, mà có khi vì trách nhiệm, học chưa một lời kêu ca, kể ra.

Đắt vào vị trí họ rồi nghĩ, dịch bệnh có đáng sợ không? Đáng sợ lắm chứ nhưng điều khiến họ lo sợ hơn cả chính là niềm tin nơi nhân dân. Người dân sẽ nghĩ như thế nào khi một chính sách được ban ra? Họ sẽ lo lắng? Sẽ thấu hiểu và cảm thông để rồi chấp hành hay phản đối một cách kịch liệt. Không ai biết trước được điều gì cả, họ chỉ có thể làm hết sức mình.

Điển hình nữa chính là các bác sĩ và bộ đội nơi tiền tuyến, phải đặt an toàn của bản thân ra sau người khác, đối mặt nguy hiểm để đổi lấy an toàn cho nhân dân, dân hiểu thì tốt nhưng nếu dân không hiểu thì lại là một bài toán khó vì họ chẳng thể bỏ không lo.

Tết đang đến rất gần, nhiều nỗi lo cũng chồng chất, nặng trĩu

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” – Đó là câu khẩu hiệu được Nhà nước nêu lên trong những ngày đầu của mặt trận chống dịch. Thật vậy, chúng ta đã làm mọi cách để giúp đỡ những người ở tuyến đầu, làm mọi cách để đón được đồng bào về nước, làm mọi cách để người dân ở những vùng cách ly vẫn có đầy đủ thực phẩm và rau xanh.

Có lẽ tôi vẫn không quên được tiếng gọi thân thương của những người dân quân: “Bà con ơi, mời ra nhận rau”. Khi đó, mỗi người đều có một nụ cười hiện hữu, dường như lúc ấy, covid không còn là một điều gì đó quá đáng sợ, vì chúng ta đều biết Chính quyền vẫn luôn dõi theo.

Mặt khác, giờ đây nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền của người dân lại càng thiết yếu, bở lẽ Tết đã cận kề. Với tình hình dịch bệnh hiện tại thì nỗi lo ấy lại đặc biệt nặng nề. Có người không dám ăn, chẳng dám mặc vì muốn dành dụm tiền vé xe về nhà, có người lam lũ cày cuốc vì muốn con cái một bữa no, lại có người lựa chọn ở lại do ngại chẳng thể giúp được gì cho gia đình. Một cái Tết đầy lo toan.
Và bài toán được đặt ra rằng: làm thế nào để mọi người đều “có Tết”?

Chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời” do Thường trực HĐND TPHCM phối hợp Đài truyền hình TP phát sóng số đầu tiên năm 2022, với chủ đề “Tết Nhâm Dần 2022 – an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình”.

Trong chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời” số đầu tiên năm 2022, với chủ đề “Tết Nhâm Dần 2022 – an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình”, Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã trả lời những thắc mắc của cử tri.

200.000 suất quà trị giá 200 tỷ đồng. Song song, chuẩn bị hỗ trợ trên 40.000 phần quà trị giá hơn 46 tỷ đồng. Như vậy, so với năm ngoái, số tiền chăm lo cho người dân tăng hơn 21 tỷ đồng trong dịp tết Nhâm Dần 2022.

Theo đó, nổi bật nhất là con số 400 tỷ đồng với 40.000 phần quà và hàng loạt chính sách an sinh chăm lo hơn 2.000 trẻ mồ côi, hơn 800 người già neo đơn trên địa bàn, Tết 0 đồng. Sau đó, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết, Dịp Tết Nhâm Dần 2022, TP.HCM sẽ chi 901 tỷ đồng để tặng quà Tết cho người dân, cán bộ lão thành, y bác sĩ… tăng 108 tỷ đồng so với năm 2021.

Thiết nghĩ an sinh năm nào cũng có nhưng với tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, 400 tỷ là một con số không nhỏ mà qua đó, chúng ta có thể thấy được sự quan tâm và đồng hành của các cấp lãnh đạo với tinh thần đùm bọc lẫn nhau.

Tết cho dân nghèo, Tết cho người lao động xa quê, Tết cho sinh viên, Tết cho nhóm người yếu thế, Tết cho những cá nhân hết mình cống hiến và Tết cho tất cả đồng bào. Từng chút, từng khía cạnh đều được Chính quyền cân nhắc và hỗ trợ, có thể không phải là tốt nhất nhưng đó là sự cố gắng nhiều nhất có thể. Bởi vì dân tộc Việt Nam ta luôn luôn như thế, ấm tình đồng bào.

Thu Quách 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều