+
Aa
-
like
comment

Lạm bàn về 80% trên thị trường trái phiếu là nhà đầu tư không chuyên

Huy Hoàng - 14/10/2022 13:22

Thị trường trái phiếu Việt Nam đang trong giai đoạn hấp dẫn, khi mà nhu cầu đầu tư cá nhân của người Việt Nam rất cao và tiền cá nhân cũng rất lớn. Thế nhưng, có một thực tế là 80% các nhà đầu tư không chuyên trên thị trường hiện nay đều muốn trực tiếp đầu tư thay vì thông qua các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính nhu cầu này đã tạo ra nhiều thách thức.

Trái phiếu doanh nghiệp

Hiện tại, nếu nói về huy động vốn để phục hồi kinh tế, doanh nghiệp thường sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng. Đây là một sự mất cân bằng trong cơ cấu hệ thống tài chính tại Việt Nam, do bởi ngân hàng đang phải gánh mọi khoản vay từ ngắn hạn có vay tiêu dùng, cho đến trung và dài hạn có vay mùa nhà, vay kinh doanh bất động sản. Điều đó tạo áp lực lớn lên thanh khoản và xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống.

Còn thị trường trái phiếu lại rất hạn chế, trong khi đây là một kênh huy động vốn quan trọng, bởi thông qua khả năng chi trả lợi nhuận trên số lượng trái phiếu đã phát hành, các nhà quản lý và các nhà đầu tư có thể cùng đánh giá được năng lực thật sự của doanh nghiệp đó, để từ đó quyết định có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không, cũng như có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Thị trường trái phiếu không những giúp giảm bớt được áp lực cho hệ thống ngân hàng mà còn là một công cụ đánh giá chính xác để từ đó thanh lọc được các doanh nghiệp kém cỏi ra khỏi thị trường vốn. Nếu sự phát triển của nền kinh tế không đồng hành với thị trường trái phiếu, nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực thực thi dự án nhưng lại vay được vốn, từ đó sẽ tạo áp lực lên thanh khoản và làm gia tăng nợ xấu cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, đa số các nhà đầu tư cá nhân hiện nay đều là không chuyên, đáng nói hơn nữa là nhu cầu muốn trực tiếp đầu tư thay vì thông qua các tổ chức nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính đặc thù đó sẽ dẫn tới tâm lý chạy theo đám đông, các doanh nghiệp không tốt sẽ dễ lách luật để “lùa” các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, gây lũng đoạn thị trường vốn. Khi việc vỡ lỡ thì sự đã rồi, tổn thất và mất niềm tin sẽ khiến một lần nữa dòng tiền người dân tìm về nơi an toàn nhất là gửi tiết kiệm ngân hàng.

Đặc thù trên cũng khiến Chính phủ gặp thách thức trong việc bảo vệ nhà đầu tư, bởi không ai có thể đảm bảo an toàn vốn cho các nhà đầu tư trong mọi trường hợp, do đây là hoạt động khác với việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, tham gia thị trường trái phiếu là một hình thức đầu tư, mà đã đầu tư thì chắc chắn sẽ có rủi ro, do đó đòi hỏi các nhà đầu tư thật sự phải có đủ kiến thức để đánh giá khả năng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Thị trường trái phiếu Việt Nam đang trong giai đoạn hấp dẫn, khi mà nhu cầu đầu tư cá nhân của người Việt Nam rất cao và tiền cá nhân cũng rất lớn. Thế nhưng 80% các nhà đầu tư không chuyên trên thị trường hiện nay đều muốn trực tiếp đầu tư thay vì thông qua các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính nhu cầu này đã tạo ra nhiều thách thức cho Chính phủ cũng như rủi ro không bền vững cho một kênh huy động vốn quan trọng tại Việt Nam.

Hiện tại, nếu nói về huy động vốn để phục hồi kinh tế, doanh nghiệp thường sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng. Đây là một sự mất cân bằng trong cơ cấu hệ thống tài chính tại Việt Nam, do bởi ngân hàng đang phải gánh mọi khoản vay từ ngắn hạn có vay tiêu dùng, cho đến trung và dài hạn có vay mùa nhà, vay kinh doanh bất động sản,…, điều đó tạo áp lực lớn lên thanh khoản và xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống. Còn thị trường trái phiếu lại rất hạn chế, trong khi đây là một kênh huy động vốn quan trọng, bởi thông qua khả năng chi trả lợi nhuận trên số lượng trái phiếu đã phát hành, các nhà quản lý và các nhà đầu tư có thể cùng đánh giá được năng lực thật sự của doanh nghiệp đó, để từ đó quyết định có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không, cũng như có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Thị trường trái phiếu không những giúp giảm bớt được áp lực cho hệ thống ngân hàng mà còn là một công cụ đánh giá chính xác để từ đó thanh lọc được các doanh nghiệp kém cỏi ra khỏi thị trường vốn. Nếu sự phát triển của nền kinh tế không đồng hành với thị trường trái phiếu, nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực thực thi dự án nhưng lại vay được vốn, từ đó sẽ tạo áp lực lên thanh khoản và làm gia tăng nợ xấu cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, đa số các nhà đầu tư cá nhân hiện nay đều là không chuyên, đáng nói hơn nữa là nhu cầu muốn trực tiếp đầu tư thay vì thông qua các tổ chức nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính đặc thù đó sẽ dẫn tới tâm lý chạy theo đám đông, các doanh nghiệp không tốt sẽ dễ lách luật để “lùa” các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, gây lũng đoạn thị trường vốn. Khi việc vỡ lỡ thì sự đã rồi, tổn thất và mất niềm tin sẽ khiến một lần nữa dòng tiền người dân tìm về nơi an toàn nhất là gửi tiết kiệm ngân hàng.

Đặc thù trên cũng khiến Chính phủ gặp thách thức trong việc bảo vệ nhà đầu tư, bởi không ai có thể đảm bảo an toàn vốn cho các nhà đầu tư trong mọi trường hợp, do đây là hoạt động khác với việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, tham gia thị trường trái phiếu là một hình thức đầu tư, mà đã đầu tư thì chắc chắn sẽ có rủi ro, do đó đòi hỏi các nhà đầu tư thật sự phải có đủ kiến thức để đánh giá khả năng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Vì vậy cần khuyến khích những nhà đầu tư không chuyên, mới tham gia thị trường nên xem xét ủy thác cho các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư trái phiếu, và Chính phủ chỉ cần quản lý các quỹ, tổ chức này để qua đó vừa đảm bảo được dòng vốn dồi dào lại vừa giảm thiểu được rủi ro chung từ các thủ đoạn thao túng thị trường khi thị trường trái phiếu đang ở trong giai đoạn đầu phát triển.

Việc phát triển thị trường trái phiếu là việc cấp thiết hiện nay, bởi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn lớn, càng về sau này áp lực lên hệ thống tín dụng càng nhiều. Do đó, ngoài giải quyết vấn đề ở phía cầu, thì về phía cung, Chính phủ cũng cần phải giám sát chặt chẽ hai chủ thể chính, một là doanh nghiệp phát hành và hai là các tổ chức trung gian. Với doanh nghiệp phát hành, cần đảm bảo chất lượng trong việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Cần tạo điều kiện cho nhiều tổ chức xếp hạng tham gia định giá thị trường, để từ đó đảm bảo chất lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. Còn với các tổ chức trung gian phát hành, cần làm rõ trách nhiệm của họ trong việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như đối với tổ chức tư vấn việc bảo lãnh phát hành thì phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư biết về phạm vi bảo lãnh phát hành, đảm bảo không có nội dung phải khiến cho nhà đầu tư nhầm lẫn giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán trái phiếu.

Các tổ chức trung gian phát hành chủ yếu là bên làm việc trực tiếp với nhà đầu tư, và chính họ cũng là chủ thể nắm được nhiều thông tin và hiểu doanh nghiệp phát hành hơn ai hết. Do đó nếu có vấn đề phát sinh sau này thì những đơn vị này phải có trách nhiệm liên đới. Áp lực trách nhiệm sẽ khiến cho các đơn vị tư vấn kỹ càng hơn trong việc lựa chọn hồ sơ tư vấn và đề xuất các giải pháp cho nhà đầu tư, tránh việc cố ý thông đồng với doanh nghiệp phát hành xâm phạm lợi ích của nhà đầu tư. Mọi sai phạm, thiếu sót của hai chủ thể này đều phải có sự răn đe, cảnh cáo kịp thời thì mới đảm bảo thị trường trái phiếu minh bạch và an toàn. Ngoài ra, để chủ động hơn thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên góp phần vào việc thúc đẩy nâng cao chất lượng thông tin thông qua nguồn cung cấp thông tin các chuyên trang về trái phiếu doanh nghiệp ở Sở giao dịch chứng khoán, tạo thêm một nguồn cung cấp thông tin nhanh và tin cậy cho các nhà đầu tư.

Huy Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều