Lái xe quay clip thổi cồn làm… kỷ niệm
Tình huống khá hài hước trong tối 4.1 khi CSGT thực hiện chuyên đề gặp phải là một lái xe 4 chỗ tên Phùng Hiển (Q.Tân Bình). Vừa thấy CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn với sự chứng kiến của đông đảo phóng viên, anh Hiển liền tươi cười đưa máy ảnh nhờ một phóng viên quay giúp clip làm… kỷ niệm vì vui quá.
Tối 4.1.2020, Đội CSGT Rạch Chiếc, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế với lái xe ô tô đi ngang khu vực Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội (Q.Thủ Đức, TP.HCM).
Với hình thức kiểm tra nồng độ cồn này, lái xe ban đầu đi ngang khu vực trạm thu phí chỉ cần đọc họ tên hoặc đếm 1,2,3 vào máy đo cồn định tính. Xác định được mùi rượu, bia, máy sẽ hiện thông báo, lái xe được mời tấp xe vào khu vực để thổi nồng độ cồn bằng máy đo cồn định lượng.
Ngược lại, nếu xác định không có cồn, CSGT sẽ mời lái xe tiếp tục tham gia giao thông.
Lái xe quay clip thổi cồn làm… kỷ niệm
Tình huống khá hài hước trong tối 4.1 khi CSGT thực hiện chuyên đề gặp phải là một lái xe 4 chỗ tên Phùng Hiển (Q.Tân Bình). Vừa thấy CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn với sự chứng kiến của đông đảo phóng viên, anh Hiển liền tươi cười đưa máy ảnh nhờ một phóng viên quay giúp clip làm… kỷ niệm vì vui quá.
Anh Hiển được CSGT xác định không có cồn trong hơi thở. Sau đó, anh Hiển chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi Nghị định 100 được ban hành, một xã hội muốn an toàn giao thông, văn minh thì biện pháp tuyên truyền giáo dục không bằng biện pháp chế tài. Chỉ có đánh mạnh vào xử phạt thì ý thức mới thay đổi”.
Cũng theo anh Hiển, khi có tiệc nên tổ chức tại nhà để đảm bảo an toàn, còn nếu ra ngoài quán thì hãy đi phương tiện công cộng.
Trường hợp anh Trần Minh Hải (Q.9) được máy đo cồn định tính xác định có cồn trong hơi thở nhưng khi thổi nồng độ cồn bằng máy định lượng thì xác định không có cồn. CSGT cho biết đây cũng là trường hợp thường gặp khi kiểm tra cồn. Theo đó, có thể trong xe có người sử dụng rượu bia nên máy đo định lượng xác định có cồn, nhưng kết quả sau đó bằng máy đo định lượng xác định lái xe không có cồn là chuyện bình thường.
Theo CSGT, Nghị định 100 với mức phạt rất nặng có lẽ đã đánh trúng tâm lý của mọi người nên từ 1.1 đến nay, số người vi phạm nồng độ cồn giảm hẳn. Sau khoảng 2 tiếng lập chốt, CSGT chỉ ghi nhận 3 trường hợp người lái xe có cồn trong hơi thở và đều ở ngưỡng thấp.
Uống nửa lon bị tước bằng 11 tháng
Anh Trần Xuân Minh (lái xe công nghệ) là trường hợp khiến CSGT tốn nhiều thời gian xử lý nhất. Lúc đầu, vừa nhìn thấy chốt CSGT kiểm tra nồng độ cồn, anh Minh liền băng q
Qua bên kia đường. CSGT nghi ngờ liền chạy theo thì anh Minh nói anh chỉ… đi vệ sinh.
Một cán bộ CSGT hỏi anh Minh sao không đi bên này mà phải băng qua đường nguy hiểm làm gì, anh Minh biện lý do vì bên này có nhiều người.
Nhưng thực ra, trong lúc anh Minh băng qua đường, người phụ nữ ở phía sau đã lên ghế tài xế, nghi dùng chiêu đổi tài nhưng bị CSGT bắt tại trận.
Lát sau, anh Minh thừa nhận, có uống nửa lon bia nên thấy chốt đo nồng độ cồn thì bị tâm lý nên mới tự tấp xe vào lề.
Mức cồn của anh Minh là 0,177mg/lit khí thở. Sau khi biết mức cồn này sẽ bị tước bằng lái xe 11 tháng, phạt 7 triệu đồng và giam xe 7 ngày, anh Minh ôm mặt vì choáng váng.
Anh Nguyễn Minh Quang chạy xe 7 chỗ có kết quả cồn là 0,04mg/lit khí thở cũng rất bất ngờ khi bị CSGT lập biên bản. Anh Quang nói chỉ vừa uống 2 ly ở tiệc đầy tháng và quay trở về để đi đón con.
Tuy nhiên, sau đó, anh Quang rất vui vẻ hợp tác và nhờ CSGT đón giúp taxi để đi đón con được an toàn.
Bị CSGT lập biên bản phạt 7 triệu, tước bằng lái 11 tháng với mức cồn trong hơi thở là 0,07mg/lit khí thở, anh Đăng Văn Khang thở dài: “Mới uống có 1 ly bia xã giao, nhà tôi ngay bên kia đường. Biết Nghị định 100 tăng mức phạt nhưng uống xã giao 1 ly thôi nào ngờ”.
(*)Vì lý do cá nhân, tên nhân vật đã được thay đổi
(Theo TNO)