Lại là chiêu bài “quyền tự do ngôn luận”
Mới đây, tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết: “Dân biểu, xã hội dân sự Đan Mạch lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam”. Ngoài những nhận định xuyên tạc sai sự thật và quyền tự do ngôn luận Việt Nam thì cũng không chê giấu dã tâm: muốn can thiệp sâu vào nội bộ chính trị của Việt Nam.
Theo đó, Helena Hương Nguyễn, người tự xưng Trưởng Ủy ban Hỗ trợ Việt Nam đã đưa ra khẳng định một cách “chắc nịch” rằng Việt Nam “hạn chế quyền tự do biểu đạt của người dân, thậm chí hỗ trợ chính sách dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến của Hà Nội”.
Thiết nghĩ, quyền tự do ngôn luận của một đất nước phải do công dân sống trong đất nước ấy lên tiếng. Thế nhưng, dù ở tại nước ngoài, Helena Hương Nguyễn vẫn ngông cuồng xuyên tạc. Và nực cười thay, cái gọi là căn cứ để đánh giá về quyền tự do ngôn luận Việt Nam trên mạng xã hội lại được căn cứ vào một tổ chức khủng bố như Việt Tân. Chỉ cần dành vài giây gõ Google thì sẽ thấy rằng, tổ chức này đã chống phá Việt Nam như thế nào. Cái trò “cả vú lấp miệng em” chỉ lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin mà thôi! Mà nói thẳng dư luận giờ “nhạy” lắm, không dễ gì mà “dắt mũi” đâu!
Đến hết năm 2020, Việt Nam có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động, 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền. Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 – 2021 (chiếm hơn 70% dân số). Trong báo cáo Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 2020, Việt Nam lọt trong danh sách các nước có Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trên thế giới. Thử hỏi nếu bị hạn chế thì những kết quả đó ở đâu ra thưa bà Helena Hương Nguyễn?
Helena Hương Nguyễn còn cuồng ngôn mà nói rằng, “Chính quyền Đan Mạch đã nhận rõ nhiều người dân Đan Mạch có khuynh hướng quan tâm đến nhân quyền và quyền trên mạng tại Việt Nam”. Người dân Đan Mạch là ai? Hay cũng chỉ là qua lời nói hoặc một vài đồng đảng của Helena Hương Nguyễn?
Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm, “Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, quyền tự do ngôn luận không phải là tự do tuyệt đối. Trong một số trường hợp nhất định, tự do ngôn luận có thể xung đột với các giá trị hay quyền chính đáng khác.
Lại nói, tự xưng là đại diện tổ chức nước ngoài, việc tối thiểu là phải tôn trọng chính trị, pháp luật của một quốc gia. Thế nhưng, những phát ngôn của bà Helena Hương Nguyễn đã đi ngược với điều đó.
Không chỉ ở Việt Nam, các quốc gia khác đều có bối cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra giới hạn nhất định đối với việc tự do ngôn luận. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm và gây hấn, mà không bị xem là vi hiến.
Nhiều nước châu Âu cũng rất nghiêm khắc trong vấn đề này nhằm chống lại mọi hình thức tuyên truyền kích động, tiến hành xử lý hình sự đối với những phát ngôn thù ghét và kích động. Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ cũng hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự của Tổng thống hay các thành viên Hoàng gia.
Khẳng định một điều, Việt Nam là một đất nước thiện chí. Chúng ta rất hoan nghênh những ý kiến đóng góp thiết thực để xây dựng và phát triển Tổ quốc. Tuy nhiên, với những âm mưu xuyên tạc tình hình trong nước để lấy cớ can thiệp sâu vào nội bộ chính trị, xã hội, Việt Nam sẵn sàng lên án.
Đinh Thảo