Lại chuyện văn nghệ sĩ đua đòi bàn việc chính trị
Gần đây, nhiều người trong giới văn, nghệ sĩ đang có những sự quan tâm lớn đến chính trị. Tuy nhiên, có một sự thực đáng buồn là không ít văn, nghệ sĩ dù không hề hiểu biết nhưng lại có những phát ngôn thiếu kiểm soát, thậm chí là chia sẻ các thông tin mà các đối tượng phản động, chống đối đưa ra. Nghiêm trọng hơn, có không ít văn, nghệ sĩ đã lệch hướng, trở thành các đối tượng chống đối vô cùng nguy hiểm.
Trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối điều hành đang lan truyền bài viết về việc Nhà văn Nguyên Ngọc – từng là một nhà văn cách mạng – đưa ra tuyên bố “vụ án Đồng Tâm là một tội ác trời không dung, đất không tha”. Ngay sau đó, các đối tượng kền kền giả danh dân chủ, nhân quyền đã ngay lập tức ca ngợi, cổ suý cho Nguyên Ngọc. Xét về bản chất vụ án tại Đồng Tâm, rõ ràng đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, có tổ chức do Lê Đình Kình cầm đầu. Căn cứ kết quả điều tra, có thể thấy đây không chỉ đơn thuần là một vụ án về trật tự xã hội thông thường mà nó có liên quan mật thiết đến hoạt động chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia. Chính những đối tượng trong vụ án (trong đó có con, cháu của Kình) cũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của bản thân và đồng thời cũng thừa nhận việc nhận tiền từ các cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài để hoạt động . Ấy vậy nhưng ông Nguyên Ngọc cùng nhiều kẻ núp bóng dân chủ, nhân quyền vẫn cố tình xuyên tạc vấn đề, vu khống Đảng, Nhà nước.
Bản thân Nguyên Ngọc từng là một nhà văn cách mạng có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến cứu nước. Tuy nhiên hiện nay, ông Nguyên Ngọc đã tự diễn biến, tự chuyển hoá, trở thành một đối tượng cơ hội chính trị nguy hiểm. Bản thân ông Nguyên Ngọc thông qua mạng xã hội đã đưa ra nhiều thông tin lệch lạc, xuyên tạc tình hình chính trị trong nước, xâm hại đến lợi ích của dân tộc. Đặc biệt, chính hành động chống phá của Nguyên Ngọc đã được các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị sử dụng để tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước.
Qua sự việc của Nhà văn Nguyên Ngọc, một lần nữa chúng ta cần nghiêm túc đánh giá lại việc văn, nghệ sĩ tự diễn biến, tự chuyển hoá, có hành động chống phá Đảng, Nhà nước.
Nghệ sĩ: hãy xứng đáng là người của công chúng!
Không khó để nhận thấy, trong giới văn, nghệ sĩ đang tổn tại rất nhiều phần tử chống đối, cơ hội chính trị. Trong số đó, có không ít người từng có thời gian dài đi theo Đảng, thậm chí là có công với cách mạng. Tuy nhiên, trong thời bình, những người này không giữ được mình trước sự tấn công của các đồng đô – la từ nước ngoài, trở thành những kẻ “trở cờ”, chống đối sâu sắc.
Quay lại với việc văn, nghệ sĩ có hành động lệch lạc về chính trị, có thể nói con số này không hề nhỏ. Biểu hiện trong sự lệch lạc về chính trị của những người này ở nhiều cấp độ khác nhau. Có những người công khai xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các sự kiện chính trị của đất nước. Những người có thể kể đến trong số này là Tuấn Khanh, Nguyên Ngọc, Phan Anh v.v… Cùng với đó, có một số nghệ sĩ “đua đòi” về chính trị, thường xuyên like (thích), share (chia sẻ) những thông tin thiếu kiểm chứng về chính trị trong nước. Trong đó, có thể kể đến cái tên “nổi như cồn” thời gian gần đây là Văn Mai Hương.
Nghệ sĩ là những người làm nghệ thuật. Thông thường, họ là những người có một vị thế cũng như tiếng nói nhất định trong xã hội. Chính vì vậy, việc những người này đưa ra các thông tin lệch lạc, trái chiều đã ảnh hưởng đến nhận thức của không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ, là fan (người hâm mộ) của những nghệ sĩ này.
Thực tế, quyền chính trị là quyền của tất cả các công dân, không phân biệt ngành, nghề. Tuy nhiên, muốn “làm” chính trị thì bản thân mỗi cá nhân phải có hiểu biết sâu sắc về chính trị cũng như công tác quản lý xã hội.
Việc văn, nghệ sĩ tham gia vào hoạt động chính trị là điều tốt. Nhưng điều kiện tiên quyết là họ phải có cái tâm, cái tầm và có đủ hiểu biết. Những hành động “đua đòi” chính trị là điều không thể chấp nhận. Mỗi nghệ sĩ cần có trách nhiệm với bản thân, với xã hội.
Hãy là người hâm mộ thông minh
Văn, nghệ sĩ ở nước ta dường như đang được yêu chiều một cách thái quá. Thông qua mạng xã hội, nhiều văn, nghệ sĩ đã đưa ra các thông tin lệch lạc, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Thậm chí, nhiều thông tin được những văn, nghệ sĩ đưa ra đã trở thành cái cớ để các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc chống phá.
Thực tế cho thấy nhiều người hâm mộ trẻ ở nước ta đang quá dễ dãi. Họ dễ dàng bị “dắt mũi” bởi văn, nghệ sĩ.
Việc người hâm mội thần tượng một người nào đó không phải là điều xấu. Tuy nhiên, nếu họ thần tượng một văn, nghệ sĩ nhưng người này lại có tư tưởng chính trị lệch lạc thì đây là điều đặc biệt nguy hiểm. Vì trong trường hợp này, những tư tưởng lệch lạc của văn, nghệ sĩ sẽ rất dễ lây lan, tác động đến những người hâm mộ.
Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý đối với văn, nghệ sĩ. Với những người thoái hoá, biến chất, có hành vi chống đối cần kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, bản thân mỗi người hâm mộ cũng cần xây dựng cho mình một hình tượng chuẩn mực, không thể hâm mộ một cách bất chấp khiến cho bản thân trở thành những con rối trong tay những đối tượng chống phá núp danh nghệ sĩ.
Bảo An