Lại bắt đầu xuyên tạc về cái gọi là “ngày quốc hận”
Theo thông lệ, khi đồng bào cả nước hân hoan chào đón ngày lễ 30/4, các đối tượng phản động lưu vong người Việt, những con người có lợi ích gắn với chế độ Việt Nam Cộng hoà lại ca lên bài ca “ngày quốc hận”, “tháng tư đen tối”. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hoà bình, người dân hai miền Nam – Bắc đã thống nhất một nhà. Vậy nhưng ở đâu đó vẫn có những tiếng nói ngược, những người cố tính khước từ sự hoà hợp dân tộc.
Đến hẹn lại lên, những ngày gần đây, Việt Tân, các đối tượng phản động lưu vong người Việt và một số báo đài nước ngoài có cái nhìn hằn học với Việt Nam lại liên tục lên sóng, đăng các bài viết có thông tin sai lệch về ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vẫn một mô típ chung, một mặt các đối tượng tuyên truyền xuyên tạc sai lệch bản chất của ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, cố tình tạo ra tâm lý nghi ngờ về cuộc kháng chiến vệ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; một mặt khác, các đối tượng tô vẽ, huyễn hoá về một cuộc sống xa hoa, giàu có của của miền Nam dưới sự cầm quyền của nhà nước Việt Nam cộng hoà.
Ngày “quốc hận” của ai?
Trên các trang mạng xã hội và một vài trang báo nước ngoài như RFA, BBC v.v… đang tích cực đăng tải các bài viết liên quan đến ngày kỉ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4. Gần đây nhất, RFA tung ra bài viết đầy màu sắc dưới tiêu đề “Nhận định của lứa thiếu niên vào thời 1975 về sự xoay vần chế độ!”.
Trong bài viết được RFA đưa ra, hàng loạt thông tin tuyên truyền xuyên tạc được đưa ra. Các đối tượng cố tình kích động sự bất mãn với chế độ cộng sản và Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo ra sự thù hằn dân tộc, xuyên tạc bản chất cuộc chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Núp dưới cái gọi là nhận định, cảm nghĩ của “lứa thiếu niên” vào thời “xoay vần chế độ”, RFA rêu rao các luận điệu: “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước Việt Nam gọi là Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước trong khi báo chí nước ngoài thì gọi đây là Ngày Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon)”; “Sau chiến tranh, có khoảng 250.000 người chết trong các trại cải tạo; không biết bao nhiêu người chết trên đường vượt biển; khoảng hai triệu người phải bỏ nước ra đi và cuộc sống nhiều người miền Nam lâm vào cảnh lầm than tăm tối!”, “Những thanh thiếu niên đang tuổi lớn với nhiều hoài bão, ước vọng bỗng chốc đổi đời, buộc phải hòa nhập vào xã hội mới”, “Những người trí thức không còn cơ hội cống hiến, không được làm đúng ngành nghề của mình mà làm những gì có tiền sống là được”.
Rõ ràng, những lập luận, số liệu thống kê, thông tin ở trên đều là sai lệch. Bản chất của cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo là cuộc chiến tranh chính nghĩa, được sự đồng tình thống nhất của nhân dân trong nước và bạn bà quốc tế. Đây là sự thật không gì có thể thay đổi và không cần phải tranh cãi nhiều.
Thực tế, chiến tranh chấm dứt từ lâu, đất nước bước sang những trang sử mới, công cuộc hoà hợp dân tộc đã hoàn thành, những vết thương do chiến tranh gây ra đã liền sẹo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ các đối tượng có lợi ích gắn liền với chế độ Việt Nam cộng hoà (thường là cựu binh, cựu quan chức) vẫn chưa nguôi ngoai thù hận và không ngừng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những người ngày đã chủ động rời bỏ đất nước. Một số đối tượng khi biết chính quyền Việt Nam cộng hoà sắp sụp đổ đã chạy theo các chuyến bay của Mỹ di cư ra nước ngoài, một số khác rời bỏ đất nước theo con đường vượt biên trên biển (cái mà các đối tượng vẫn rêu rao gọi là “sự kiện thuyền nhân”) để tìm đường đến “miền đất hứa” tư bản. Cho đến hiện tại, dù không còn mang quốc tịch Việt Nam nhưng những con người này vẫn chày cối chống phá, không từ bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích hạ bệ hình ảnh đất nước, xâm hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, kích động sự hận thù.
Để yên cho chúng tôi phát triển!
Thực tế, việc tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng chính là một cách để các đối tượng phản động lưu vong kiếm cơm, nhận viện trợ từ các thế lực thù địch của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động chống phá diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều hình thức vô cùng tinh vi, khó nhận diện. Một trong những hướng chống phá đặc biệt nghiêm trọng là xét lại lịch sử, gieo rắc, hình thành những dòng nhận thức sai lệch về lịch sử dân tộc và lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Những thông tin được đưa ra phần nào ảnh hưởng đến một bộ phận người trẻ, tạo ra khoảng trống trong nhận thức, dẫn đến nhiều hệ luỵ.
Cùng với việc tuyên truyền về lịch sử dân tộc, chúng ta cần tập trung đánh thẳng vào những luận điệu rêu rao xuyên tạc của các thế lực chống đối.
Chúng ta không phủ nhận sự hiện diện của nhà nước Việt Nam cộng hoà. Tuy nhiên, bản chất tay sai của nó là không thể phủ nhận. Cuộc chiến giải phóng miền Nam giải phóng đất nước là cuộc chiến vệ quốc, không phải là cuộc “nội chiến” như thông tin các đối tượng cố tình ám chỉ, rêu rao. Chiến tranh đã qua từ lâu, vì vậy đừng cố tình đào bới, xuyên tạc lịch sử, hãy để yên cho đất nước phát triển!
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả