Lại bàn chuyện “thoát Trung”!
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc thúc đẩy cường độ và quy mô các cuộc tập trận ở Biển Đông, Hoa Kỳ cũng tăng cường các chuyến tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải. Có thể thấy hiện nay tình hình Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng, cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa các nước lớn. Trước tình hình đó, Việt Nam đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch ngoại giao khôn khéo để bảo vệ chủ quyền Biển Đông trước 2 gã khổng lồ là Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, trong khi Đảng và nhà nước ta đang tập trung đối thoại, dùng những kế sách ngoại giao với nước bạn thì những kẻ mang danh yêu nước lại ra sức chống phá.
Cụ thể, mới đây ngày 30/9, nhân dịp 75 năm Quốc khánh Việt Nam, 71 năm Quốc khánh Trung Quốc và trong năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ngày 29/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành điện đàm. Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư có nói: “Phía Việt Nam hết sức coi trọng và bảo vệ vững chắc quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, cảm ơn phía Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong nhiều giai đoạn của sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Việt Nam…”
Ngay sau đó, Việt Tân đã đăng tải bài viết có tiêu đề: “NGUYỄN PHÚ TRỌNG VẪN TIẾP TỤC GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG “HÈN VỚI GIẶC” với nội dung xuyên tạc rằng “qua nội dung của cuộc điện đàm, cho thấy tinh thần “hèn với giặc” của ông Trọng trước đàn anh Tập Cận Bình vẫn một mực duy trì lập trường không thay đổi.
Nhiều người nói rằng, ngày nào còn ông Trọng, còn dàn lãnh đạo CSVN hiện nay tiếp tục điều hành đất nước thì ngày đó đừng mong gì Việt Nam thoát Trung.”
Có thể thấy, qua bài viết này Việt Tân đang thể hiện rõ 2 mưu đồ, thứ nhất đó là hạ bệ hình ảnh Tổng Bí thư cho rằng ông đang thể hiện tinh thần “hèn với giặc”, thứ hai chúng đang cổ xuý việc Việt Nam thoát Trung. Tuy nhiên xin nói rõ cho Việt Tân hiểu rằng, việc Tổng Bí thư gọi điện đàm chúc mừng và những lời phát biểu trong buổi điện đàm không hề “hèn với giặc chút nào”. Đối thoại với một đất nước như Trung Quốc, Việt Nam phải thể hiện sự khôn khéo chứ? Trong nghệ thuật ngoại giao với Trung Quốc, tôi thấy rõ một cách đối thoại khéo léo của lãnh đạo ta đó chính là vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, chúng ta biết lúc nào nên nhẹ nhàng đối thoại mềm mỏng và lúc nào nên cứng rắn, quyết liệt. Điện đàm, cảm ơn phía Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong nhiều giai đoạn của sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Việt Nam thể hiện rõ quan điểm Ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chú trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống. Dù Trung Quốc có hành động vi phạm chủ quyền nghiêm trọng trên Biển Đông nhưng Việt Nam vẫn không quên cảm ơn những giúp đỡ của nước láng giềng.
Điều đó thể hiện một nước cờ cao tay của Tổng bí thư cũng như của Việt Nam, thể hiện rõ quan điểm ngoại giao “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Và coi trọng tình hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới; mở rộng bang giao với các nước trong khu vực và trên thế giới; xử lý tốt quan hệ với các nước lớn để phục vụ lợi ích cách mạng. Còn việc TQ xâm lấn, chèn ép Việt Nam, chúng ta vẫn cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế”. Yêu cầu Trung Quốc rút hết tàu thuyền ra khỏi vùng biển chủ quyền của chúng ta, từ bỏ những yêu sách phi lý, vi phạm luật pháp quốc tế của họ, điều này chẳng có gì mâu thuẫn ở đây cả. Do đó, việc cảm ơn Trung Quốc không phải là “hèn” mà đó chính là nghệ thuật ngoại giao tài tình, thâm sâu đầy dụng ý của Chủ tịch nước.
Còn về vấn đề thoát Trung, thực chất Việt Nam chúng ta chưa bao giờ lệ thuộc vào Trung Quốc cả. Việt Nam quan hệ với Trung Quốc bình đẳng và khôn khéo cũng như với Mỹ và nhiều nước khác, chứ không bao giờ lệ thuộc. Hơn nữa, mặc dù tình hình biển Đông đang căng thẳng, nhưng về kinh tế, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất, nhập khẩu lớn của chúng ta, giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Thế nên, hoà hữu tình bạn láng giềng là điều hết sức cần thiết. Không hiểu Việt Tân đã nghĩ đến điều này hay chưa hay chỉ nghĩ đến mục đích làm sao để chống phá đất nước, gây bất ổn xã hội.
Hiện Việt Nam không thề chạy theo đất nước nào cả, mà là một Việt Nam tự cường, chúng ta bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực. Khi quốc gia nào có lập trường, quan điểm phù hợp với chúng ta thì chúng ta hoan nghênh. Đảng và nhà nước ta vẫn luôn duy trì chiến lược cân bằng giữa các cường quốc và chủ trương chính sách 4 không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Điều gì gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thì chúng ta phản đối. Chủ quyền phải là do chính chúng ta giành lấy không chia bè, kéo cánh theo kiểu đồng minh với anh này để chống lại anh kia; nhờ thế mà chúng ta có môi trường thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam không mong muốn bất cứ cuộc xung đột nào diễn ra, nhưng phải bảo vệ chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế. Vậy nên đừng hùa theo bất cứ một nước nào mà mà hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề về chủ quyền trên biển. Chỉ có người Việt Nam dùng sức lực, trí tuệ của người Việt Nam mới bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc mà thôi.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả