+
Aa
-
like
comment

Lá chắn không thể bị chọc thủng: Tên lửa Nga đáng sợ!

16/09/2019 10:44

Nhân nhận định của Trợ lý Tham mưu trưởng Không quân Anh Julian Ball về loạt vũ khí của Nga, xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga Oleg Orlov.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 15/9/2019. Chúng tôi có bổ sung thêm một số thông tin và quan điểm của một chuyên gia Nga khác. Sau đây là nội dung bài viết:

“Trợ lý Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh Julian Ball vừa mới đưa ra tuyên bố: “các tổ hợp tên lửa S-400, “Bastion-P” và “Iskander-M” là những loại vũ khí Nga sản xuất nguy hiểm nhất.

Theo quan điểm của ông, chính nhờ các hệ thống này nên Matxcova có thể hiện thực hóa một cách hiệu quả chiến lược phòng thủ “các khu vực hạn chế tiếp cận và cơ động” – (còn có cách gọi khác là “khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập” – hoặc A2/AD theo cách nói của NATO).

La chan khong the bi choc thung: Ten lua Nga dang so!

Hệ thống phòng thủ này được bố trí bài bản và mạnh đến mức trên thực tế các lực lượng của đối phương hoàn toàn không có cơ hội chọc thủng được nó.

Tuy nhiên, ông J. Ball cũng “bày tỏ hy vọng” rằng trong tương lai, rất có thể, các chuyên gia quân sự NATO sẽ nghiên cứu xây dựng được một chiến lược đối phó hiệu quả chống lại các phương pháp A2 / AD của Nga bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo và những kiểu vũ khí thế hệ mới nhất.

Tổ hợp tên lửa bờ “Bastion-P” bảo vệ vùng duyên hải LB Nga

“Bastion-P”- quả đúng là sát thủ tất cả các loại “phương tiện bơi” trên mặt nước, dù nó thuộc lớp nào vả có lượng giãn nước là bao nhiêu. Với tên lửa tự dẫn quy chuẩn “Oniks”, tổ hợp này có thể đánh chìm bất cứ tàu nào – dù đó là soái hạm của cụm tàu sân bay tấn công hay là một tàu hộ tống riêng rẽ.

Thêm nữa, các tàu tương phản vô tuyến sẽ không thể tránh được đòn tấn công tiêu diệt của “Oniks” ngay cả trong các điều kiện chế áp vô tuyến chủ động và nhiễu điện tử đa tần số mạnh.

Một tổ hợp như vậy có khả năng phòng thủ hiệu quả một dải bờ biển chiều dài khoảng 600 km. Trong cự ly này, không một tàu đổ bộ nào của đối phương có thể cập bờ biển Nga mà không bị phát hiện và không bị tấn công.

Thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp chỉ mất 5 phút, và sau đó thì nó đã hoàn toàn sẵn sàng phóng cả loạt tên lửa vào các mục tiêu cả nhìn thấy và không nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngoài các tên lửa “Oniks”, tổ hợp “Bastion-P” được tăng cường các bệ (tổ hợp) phóng tự hành K-340P với kíp trắc thủ ba quân nhân và một xe điều khiển tác chiến bọc thép K-380R với kíp sỹ quan điều khiển bốn người.

Tổ hợp tên lửa bờ độc đáo này có hệ thống điều khiển tác chiến robot hóa và tự động hóa, có hệ thống đảm bảo thông tin kỹ thuật kết nối các phương tiện tác chiến của tổ hợp với xe chỉ huy. Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật cho tổ hợp lục quân đa năng này cũng đã được tự động hóa.

Trên thị trường vũ khí thế giới, “Bastion-P” là “sản phẩm” tốt nhất trong số các sản phẩm cùng lớp. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều nước có lối ra biển hết sức quan tâm đến “Bastion-P”. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tổ hợp kiểu này của Nga.

Tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” bảo vệ lãnh thổ trên đất liền của Nga

“Iskander-M” là tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật chính xác cao trong trang bị của Lục quân LB Nga. Nhiệm vụ chính của tổ hợp là thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa chính xác cao vào những mục tiêu được “ưu tiên” nhất, quan trọng nhất và những mục tiêu này thường có kích thước nhỏ trong suốt chiều sâu bố trí các lực lượng tác chiến của đối phương.

Tổ hợp này có thể xử lý rất nhiêu kiểu mục tiêu khác nhau: từ các điểm hỏa lực, các hầm ngầm có sở chỉ huy và cơ quan tham mưu, các loại vũ khí phòng không và chống tên lửa, các phương tiện tác chiến điện tử, thậm chí là cả các máy bay của không quân tại các sân bay trung chuyển hoặc tại các căn cứ không quân.

La chan khong the bi choc thung: Ten lua Nga dang so!

Cùng với đó, đường bay của tên lửa sau khi được được phóng khỏi tổ hợp là không thể tính trước được: ngay sau khi được phóng và khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa liên tục làm các động tác cơ cơ động, khiến việc đánh chặn nó trên thực tế là không thể.

Ngoài ra, tên lửa đánh chặn (của đối phương muốn đánh chặn được tên lửa của “Iskander”) thì phải có tốc độ và khả nằng chịu được lực quá tải gấp từ hai đến ba lần các tham số tương tự của tên lửa “Iskander”, và vào thời điểm hiện tại, chế tạo những tên lửa đánh chặn như vậy là một nhiệm vụ kỹ thuật không thể thực hiện được.

Xét từ góc độ chiến lược, các tổ hợp “Iskander-M” được bố trí trên khắp lãnh thổ nước Nga và theo cách để chúng có thể “phủ” toàn bộ lãnh thổ trên bộ và vùng nước ven bờ nước Nga và để các đại đội “Iskander” có thể hỗ trợ cho nhau.

Một trong những số các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật như vậy đã được triển khai tại tỉnh Kaliningrad. Thành thử, dưới tầm ngắm của nó là gần như toàn bộ lãnh thổ các nước vùng Baltic và một phần đất Đông Âu.

Tổ hợp tên lửa S-400 “Тriumph” bảo vệ bầu trời Nga

Các tổ hợp tên lửa phòng không huyền thoại S-400 “Triumph” của Nga được coi là tổ hợp tên lửa phòng không/ chống tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Tổ hợp S-400 có các tính năng vượt trội so với các “đối tác cùng loại” của Mỹ: các hệ thống “Patriot” và THAAD.

Tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ có cự ly bắn không quá 120km, trong khi đó thì cự ly tiêu diệt mục tiêu của S-400 tới khoảng 400km. Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không Mỹ “không biết cách” bắn hạ (các mục tiêu) “sau đường chân trời”, trong khi hệ thống Nga (S-400) thực hiện nhiệm vụ này một cách nhẹ nhàng và chính xác.

La chan khong the bi choc thung: Ten lua Nga dang so!

Các tổ hợp tên lửa phòng không này được trang bị các radar thế hệ mới nhất. Nhờ có các radar nói trên, S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt gần như tất cả các vật thể bay, kể cả máy bay trinh sát chế tạo theo công nghệ tàng hình.

Sự độc đáo của S-400 còn nằm ở chỗ trong cơ số đạn của chúng có tới bốn loại tên lửa với trọng lượng khác nhau, có các khả năng tác chiến khác nhau và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cũng khác nhau.

Và vì thế nên chỉ cần một tổ hợp “Triumph” cũng có thể hoàn thành chức năng của cả một hệ thống phòng không đa tầng gần như hoàn chỉnh. Các tên lửa mới nhất trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không này có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly lên tới 240km. Hơn nữa, S-400 có thể đánh chặn các ICBM.

Kết quả là, khi nằm trong các cụm đội hình bố trí chiến lược, các tổ hợp tên lửa vừa liệt kê ở trên thực sự trở thành một lá chắn phòng thủ gần như không thể bị xuyên thủng của Nga: “Bastions-P” bảo vệ các tuyến ven biển, các tổ hợp“Iskander-M” bảo vệ lãnh thổ đất liền và “Triumph” S -400 bảo vệ không phận Nga.

Khi chúng phối kết hợp với nhau tạo thành một lá chắn, không một sức mạnh nào có thể chọc thủng. Và như vậy, trong trường hợp này, các quan điểm (như đã nói ở phần đầu) của các tướng lĩnh Anh (cụ thể là Julian Ball) là tuyệt đối đúng.

Phần thông tin bổ sung:

Chuyên gia Nga Viktor Sokirko trong bài: “Cơn ác mộng của Sư tử Anh: London tìm ra các loại vũ khí đáng sợ nhất của Nga” (“Svobodnaia Pressa” ngày 14/9/2019) đã tỏ ra “băn khoăn trước nhận định về các loại vũ khí Nga nguy hiểm nhất của Julian Ball, xin trích một đoạn ngắn trong bài để tham khảo:

“- Khoảng cách từ Matxcova đến London- 2.501km, từ điểm cực Tây của Nga là Kaliningrad đến London- 1.417km.

Tổ hợp tên lửa “Iskander” sử dụng tên lửa có cánh R-500 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 500km (các chuyên gia Mỹ cho rằng cự ly trên là 2.000-2.500km).

Tổ hợp tên lửa bờ “Bastion-P” sử dụng tên lửa “Yakhont” có cự ly bắn 600km.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumph” phát hiện mục tiêu ở cự ly 600km và tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400km.

Có nghĩa là các loại vũ khí trên của Nga không hề gây ra mối đe dọa trực tiếp nào cho nước Ạnh, chúng khác hoàn toàn với các tên lửa đạn đạo phóng tử mặt đất và phóng từ tàu ngầm, các tên lửa có cánh “Kalibr” (Nga).

Thế thì không hiểu tại sao mà vị trợ lý Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh lại xếp chúng vào lớp những “loại vũ khí nguy hiểm nhất”? (hết trích).

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng/Đất Việt

Bài mới
Đọc nhiều