“Lá bài” của TT Putin khiến cả Mỹ và châu Âu phải hợp sức ứng phó
Trong cuộc họp gần đây tại Berlin, các chuyên gia an ninh quân sự châu Âu có ý kiến đồng thuận rằng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và hầu hết các quốc gia thành viên NATO gồm cả Mỹ và Đức đều đã có phương án ứng phó với sức mạnh của Nga.
Trong tài liệu chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được Tổng thống Donald Trump công khai hồi tháng 12/2017 có nêu tên Nga cùng với Trung Quốc là đối thủ chiến lược của Mỹ. Và Mỹ, có thể đã đi trước các nước NATO, trong việc phòng thủ với Nga.
Nhiều liên minh quốc tế lâu nay vẫn xem Nga là một đối thủ đáng gờm.
Đầu năm nay, Ba Lan đã đàm phán thỏa thuận song phương với Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ ở Ba Lan.
Hơn 5000 quân từ Anh, Canada, Đức và Mỹ và các nước NATO khác đã hoạt động dưới sự hiện diện tăng cường của liên minh này tại các quốc gia Baltic cũng như Ba Lan với một trong các mục tiêu là phòng thủ trước các tiến bộ của quân đội Nga.
Dưới tài lãnh đạo của Tổng thống Putin, Nga thực sự trở nên mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh của NATO vẫn chưa xây dựng được chính sách toàn diện cùng đường lối ngoại giao để ứng phó với Nga. Với vấn đề phi quân sự, cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các thành viên NATO và EU cũng như giữa các bộ, cơ quan khác nhau trong mỗi quốc gia. NATO và các quốc gia thành viên cần áp dụng các giải pháp truyền thông và ngoại giao tinh tế mới có thể tác động được tới Nga.
NATO vẫn đang ngày một nỗ lực nhiều hơn trong công cuộc đối phó với Nga. Tuy nhiên, NATO hẳn cần tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các quan chức và chuyên gia phương Tây trong nhiều lĩnh vực nhằm bàn thảo về cách bảo vệ của liên minh.
Hồi tháng 3/2018, trước đám đông 100.000 người tại sân vận động Luzhniki ở thủ đô Moscow, Tổng thống Putin cam kết sẽ đem lại tương lai tươi sáng cho nước Nga.
“Chúng ta muốn tương lai đất nước tươi sáng cho con cháu chúng ta. Chúng ta sẽ làm mọi thứ có thể để khiến chúng hạnh phúc”, Tổng thống Nga Vladimir Putin hứa.
Buổi vận động cử tri của ông Putin có sự tham gia của các vận động viên Olympic, người nổi tiếng và các nhà du hành vũ trụ. “Thập kỷ tới đây và cả thế kỷ 21 sẽ được đánh dấu bằng các chiến thắng vang dội của nước Nga”, ông Putin nói trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 18/3.
Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng của nhiệm kỳ hôm 1/3 năm ngoái, ông Putin tuyên bố về một thế hệ vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Moscow nhằm đối trọng với Mỹ. Chỉ số tín nhiệm của ông Putin luôn ở mức rất cao.
Mới đây, quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lực lượng khỏi Syria đã mang lại một thắng lợi hiếm hoi và hiển nhiên cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các đồng minh với Mỹ liên quan tới quyết định rút quân khỏi Syria lại giúp ông Putin “chạm tay” được vào mục tiêu dài hạn của mình.
theo Người Đưa Tin