+
Aa
-
like
comment

Ký giả không biên giới tổ chức xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam

18/09/2019 16:09

Mới đây, rạng sáng 13-9-2019, tại Berlin – Đức, tổ chức Phóng viên không biên giới lại giở chiêu trò trao giải Tự do báo chí, hạng mục “Ảnh hưởng” cho Phạm Đoan Trang, đối tượng từng có nhiều hành động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Vậy đâu là sự thật về tổ chức Phóng viên không biên giới và vì sao lại dựng Phạm Đoan Trang để trao giải?

Ký giả không biên giới – nói không hề đi với làm

Tổ chức Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Tiếng Pháp: Reporters sans frontières: RSF) là một tổ chức phi chính phủ với phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Mục đích của họ được cho là bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.

Văn phòng đầu tiên của họ ở Châu Á, đặt tại Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 7-2017. Ngoài ra, tổ chức còn hoạt động chung với 150 thông tin viên, phóng viên trên khắp các Châu lục cũng như với hàng chục tổ chức đảng phái độc lập với Chính phủ. Tổ chức này lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền làm cơ sở để hành động. Phóng viên không biên giới được Robert Ménard, Rémy Loury, Jacques Molénat và Élmilien Jubineau sáng lập tại Montpellier, Pháp, năm 1985.

Phạm Đoan Trang một đối tượng chống đối chính quyền được Ký giả không biên giới trao giải Tự do báo chí
Phạm Đoan Trang một đối tượng chống đối chính quyền được Ký giả không biên giới trao giải Tự do báo chí

Tổ chức này tuyên bố theo đuổi tự do chân lý khách quan là một yếu tố của phẩm giá và tự do của con người, họ viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc về nhân quyền, tự do ngôn luận. Từ đó, cho rằng tự do ngôn luận và thông tin là tự do đầu tiên.

Họ đưa ra những phương châm mang nhiều ý nghĩa câu từ mỹ miều hơn là khẳng định giá trị hành động như: “Phóng viên không biên giới – RSF là tổ chức lớn nhất thế giới bảo vệ tự do báo chí, được hiểu là quyền tự do của con người để thông báo và được thông báo”.

Mặc dù, đưa ra những tuyên bố và phương châm hành động như vậy, song thực tế, hoạt động của tổ chức này không đúng tôn chỉ, mục đích. Các báo cáo, giải thưởng không hề mang tính khách quan, chân thực.

Báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới thường niên vu cáo Việt Nam, cho rằng các cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng và nhà nước nên “nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do”.

Tổ chức này xuyên tạc cơ quan chức năng “đang tìm cách đàn áp và sách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử dụng công an thường phục”; vu cáo đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Với thực tế tài chính như vậy, đủ hiểu để tổ chức này hoạt động vì ai, nhằm mục đích gì. Những cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” hằng năm đối với các quốc gia hay giải “nhân quyền”, “tự do báo chí” mà RSF thực chất chỉ giống như “mồi câu”, nhử các cá nhân có hành vi chống đối nhà nước sở tại cố gắng “lập thành tích” bằng các trò quấy phá, chống đối để lĩnh thưởng. “Ăn cây nào rào cây đấy”, RSF chủ yếu phục vụ mục đích chính trị của các thế lực núp sau cái bóng gọi là tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền.

Người ta cũng dễ hiểu, xếp hạng của RSF luôn dựa vào danh sách của Bộ Ngoại giao Mỹ dành sự “quan tâm” ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các nước như Iran, Syria, TriềuT iên, Việt Nam, Cuba, Trung Quốc; tuy nhiên lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.

Mọi công dân Việt đều có quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật

Những năm gần đây, hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và mạnh mẽ, các quan điểm, xu hướng mới du nhập vào nước ta là tất yếu, không thể tránh khỏi và quá trình này cũng là “thời cơ” để các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”.

Trong lĩnh vực báo chí, chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” trở thành “vũ khí” để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Chính vì vậy, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí là yêu cầu quan trọng, cấp thiết, là cơ sở vững chắc để tránh “bẫy tự do báo chí” của các thế lực thù địch trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế của nước ta.

Từ sau khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, những điều kiện pháp lý bảo đảm cho tự do báo chí đã từng bước được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí. Mười năm sau, năm 1999, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989. Đây là bước hoàn thiện Luật Báo chí cho phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới.

Năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Hiến pháp năm 2013 có riêng một chương (Chương II) quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó Điều 25 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”; đồng thời cũng nêu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định tại Chương II về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; đồng thời cũng quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.

Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Đặc biệt khoản 3, Điều 13 quy định: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Rõ ràng, ở Việt Nam, mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật như ở các quốc gia khác.

Lợi dụng quyền tự do báo chí để giăng chiếc “bẫy tự do báo chí”, các thế lực thù địch rêu rao chúng ta không cho phép báo chí tư nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Chúng lợi dụng các vụ, việc một số nhà báo có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức người làm báo bị xử lý để cho rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam bị hạn chế…

Suy cho cùng RSF cũng chỉ là một quân cờ được sử dụng trong chiến lược “diễn biến hào bình” để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ở Việt Nam nói riêng và ở các nước theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói chung.

Thực tế cho thấy, những bất ổn về chính trị, bạo loạn, lật đổ nhà nước hợp hiến thường bắt đầu từ những hành vi gọi là “ôn hòa”, “bất bạo động”. Gần đây, những hoạt động này cũng xuất phát từ những kết nối thông tin thất thiệt trên Internet. Bởi vậy, không có gì bảo đảm rằng, những hoạt động “ôn hòa” đang diễn ra trên mạng không dẫn đến những hành vi trái pháp luật trong thực tế.

Quốc hội Việt Nam không phải không có lý do để bàn và xây dựng những văn bản pháp luật nhằm trừng phạt không chỉ những tội phạm đã hoàn thành mà quan trọng hơn là phải phòng ngừa những hành vi phạm tội.

Nhận thức một cách đúng đắn về quyền DS, CT trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của tình hình đất nước hiện nay; bình tĩnh, tỉnh táo trước những ý kiến gọi là “thực tâm” hay “tâm huyết” của những người khởi xướng “Tuyên bố…” để không rơi vào cạm bẫy của mưu đồ nhằm xóa bỏ chế độ chính trị hiện nay – thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới có được

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều