+
Aa
-
like
comment

Kinh tế Việt Nam 2019, triển vọng 2020

26/01/2020 16:10

Kinh tế thế giới trong năm qua đang chững lại do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, đẩy mạnh cải cách vi mô… nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức “chống chịu” tốt với tất cả những biến động cả bên ngoài và bên trong.

Kinh tế Việt Nam 2019, triển vọng 2020

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: Tiếp tục gặt hái thành quả nhưng cũng cần cảnh giác với nguy cơ

“Trong năm 2020, chúng ta vẫn tiếp tục đà tăng trưởng tốt đã có được trong 4 – 5 năm

“Chúng tôi nhìn thấy triển vọng trước mắt và trong trung hạn của kinh tế Việt Nam là tích cực, GDP dự báo tăng trưởng quanh mức 6,5% trong những năm tới. Chúng tôi khuyến nghị 5 lĩnh vực mà các nhà lập chính sách cần quan tâm để đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn, bao gồm: hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về thị trường vốn; cải thiện quản trị và công bố thông tin; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư; phát triển các sản phẩm sáng tạo và tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển các nguồn huy động tài chính dài hạn”.

Ông Ousmane Dione (Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)

qua. Điều tôi trân trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đó là kiềm chế lạm phát ở mức thấp, từ đó ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế nhờ sự hội nhập sâu rộng thông qua các Hiệp định thương mại tự do, cũng như môi trường kinh tế – chính trị và vai trò của Việt Nam trong môi trường đó cũng giúp chúng ta có những tiến bộ về tăng trưởng kinh tế. Nhưng bên cạnh triển vọng, tôi cho là vẫn có những nguy cơ tiềm tàng. Thí dụ, với thị trường bất động sản, cần thận trọng về cấu trúc thị trường bởi nguồn cung hiện nay thiếu bền vững. Tôi nghĩ chắc chắn sẽ có những điều chỉnh về chính sách cũng như thị trường trong năm tới, điều này sẽ gây xáo trộn cho thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phát triển, khởi sắc nhưng bệnh dịch xảy ra không ít. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó là những vấn đề thời vụ và chúng ta sẽ vượt qua…”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Sức chống chịu của nền kinh tế đã được gia tăng

“Năm 2019, tuy điều kiện bên ngoài không được thuận lợi, thậm chí có những biến động mới tác động không tích cực đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là leo thang thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bối cảnh bên trong cũng có những diễn biến tác động rất tiêu cực, như dịch tả lợn châu Phi, hạn hán… Tuy nhiên, năm qua vẫn là một năm rất thành công của kinh tế Việt Nam.

ảnh 3

Thực tế này được thể hiện không chỉ ở 12 chỉ tiêu kinh tế chúng ta đều đạt và vượt, mà còn thể hiện ở niềm tin của doanh nghiệp và người dân về sự ổn định, có xu hướng gia tăng phát triển của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trên 6,8% – tức vượt mức Quốc hội đề ra; lạm phát giảm… Mặc dù có một số mặt hàng như thịt lợn tăng giá nhưng năm qua không có biến động lớn về giá cả gây bất lợi cho nền kinh tế nói chung.

Sức chống chịu cho nền kinh tế nước ta được gia tăng thêm. Thâm hụt ngân sách giảm xuống, tỷ trọng nợ nước ngoài giảm, tốc độ tăng cung tiền giảm, dự trữ ngoại hối gia tăng, tỷ giá ổn định…

Những điểm sáng đó cho thấy, Chính phủ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về điều hành kinh tế – xã hội, ứng phó với những biến động từ bên ngoài cũng như bên trong. Chúng ta đánh giá cao ứng phó của Chính phủ trước những bất lợi của chiến tranh thương mại Trung Quốc – Mỹ, từ đó duy trì ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô.

ảnh 1
Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam trong những năm đổi mới

Năm 2020 là năm cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng, thông thường sẽ có những hoạt động như Đại hội các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Hy vọng cùng với đó, tinh thần cải cách vẫn tiếp diễn, đặc biệt là cải cách môi trường kinh doanh để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển và cải cách mạnh mẽ hơn khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Chúng ta nhìn thấy khu vực kinh tế tư nhân vẫn trên đà phát triển và năm nay vẫn là động lực dẫn dắt kinh tế phát triển. Hy vọng rằng sang năm, giải ngân đầu tư công sẽ được cải thiện, vì bao nhiêu năm chúng ta đã nhìn thấy vấn đề và sang năm chúng ta sẽ thực hiện Luật Đầu tư công mới, hy vọng điểm nghẽn này sẽ giải quyết được.

Bên cạnh đó, khung chính sách vẫn là tiếp tục ổn định, tăng sức chống chịu của nền kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách vi mô để thúc đẩy tăng trưởng… Tôi tin rằng sang năm 2020 nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định và tăng trưởng ở mức 6,8 – 7%”.

PGS.TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế: Bên cạnh điểm sáng, vẫn còn những điểm mờ

“Trong năm 2019, điều đầu tiên chúng ta thấy là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng rất cao, trên 500 tỷ USD, cho thấy độ mở của kinh tế so với GDP là rất lớn. Giải quyết công ăn việc làm, đời sống người dân được cải thiện. Đó là những điểm sáng. Chính phủ đã khẳng định một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính.  Kết quả mà chúng ta thấy là môi trường đầu tư được cải thiện, năng lực cạnh tranh tăng lên…

Tư duy của nhà quản lý về kinh tế tư nhân đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Trong năm qua, chúng ta thấy nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân làm ăn rất hiệu quả, đây là những động lực, những đầu tàu rất quan trọng để kéo nền kinh tế phát triển.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số điểm mờ, thậm chí điểm tối trong bức tranh kinh tế. Đó là, giải ngân vốn đầu tư công chậm (thấp nhất trong 5 năm qua), gây nhiều hệ lụy như ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung, đồng vốn sử dụng không hiệu quả… Hay vấn đề cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước còn chậm; Năng lực cạnh tranh trong hội nhập của chúng ta còn rất hạn chế… Đây là những góc tối mà chúng ta cần xem xét và rút kinh nghiệm trong những năm tới”.

Hà Loan/ANTĐ

Bài mới
Đọc nhiều