Kiều bào tại Thụy Sĩ chia sẻ xúc động với Chủ tịch nước khi 2 năm chưa về thăm quê hương
Thời gian gần đây, Việt Nam nổi lên như một quốc gia hội tụ hầu hết những yếu tố cần thiết và đủ đầy khiến hàng loạt các “đại bàng” khắp nơi trên thế giới yêu thích. Hàng loạt trang báo nổi tiếng hàng đầu thế giới đồng loạt đưa ra nhiều tín hiệu tích cực về làn sóng các nhà đầu tư “đại bàng”, “ong chúa” ở các nước trên thế giới tiếp tục dịch chuyển sang Việt Nam đầu tư.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 7-2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 13,43 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1,53 tỉ USD, giữ vị trí thứ 3 trong các ngành, lĩnh vực.
Lượng vốn FDI gia tăng khiến nhu cầu bất động sản công nghiệp bật tăng. Báo cáo quý II/2023 của Bộ Xây dựng cho biết nhu cầu thuê nhà xưởng KCN trong quý vẫn duy trì ổn định.
Trong tháng 7, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) có kế hoạch đầu tư nhà máy sợi carbon gần 1 tỉ USD (giai đoạn đầu khoảng 160 triệu USD) ở KCN Phú Mỹ 2 (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) do Tổng Công ty IDICO làm chủ đầu tư. Hay từ đầu năm đến nay, riêng KCN Sông Khoai (Quảng Ninh) đã thu hút được 3 dự án với tổng vốn 450 triệu USD. Từ nay đến cuối năm, có thể thu hút thêm 4 – 6 dự án mới, với số vốn tối thiểu khoảng 500 triệu USD.
Ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng gọi nôm na các nhà đầu tư lớn là “đại bàng” nhưng ông thích gọi “ong chúa” bởi ong chúa đi đâu thì ong thợ sẽ đi theo.
Hình thái này Chính phủ đã định hình 10 năm và đã tập trung chính sách, bệ đỡ để chuẩn bị đón các “ong chúa” đến làm tổ và đã có những thành công bước đầu.
“Chúng ta cũng đã thấy các nhà đầu tư “ong chúa” cũng có yêu cầu, đòi hỏi rất khác. Việt Nam đã tham gia ký cam kết với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vì vậy làm sao phải hài hòa hòa lợi ích nhà đầu tư, doanh nghiệp. Khi nhà đầu tư lớn đến chắc chắn họ yêu cầu cơ sở về hạ tầng cũng như quỹ đất cho các doanh nghiệp phụ trợ đi kèm.
Thường họ có mặt ở đâu thì có đến 120 dịch vụ phụ trợ xung quanh đó để phục vụ họ. Các tập đoàn lớn yêu cầu cao về môi trường, họ cần cung ứng năng lượng sạch, bền vững để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh, được cấp chứng chỉ để xuất sang các thị trường khắc khe nhất. Vì vậy mà họ cũng đòi hỏi Việt Nam có các KCN đủ các yêu cầu này” – ông Sử phân tích.
Chia sẻ về những điểm nghẽn, những yếu tố quan trọng cần tháo gỡ để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C, cho rằng nhà đầu tư cần Chính phủ cam kết hoàn thành đúng tiến độ các dự án cao tốc, các công trình hạ tầng giao thông. Ngay cả doanh nhân hay người dân Việt Nam cũng mong mỏi các tuyến cao tốc, sân bay Long Thành… “phải đúng hạn”.
Ngoài ra, họ cũng kỳ vọng nguồn năng lượng phải liên tục, ổn định. Họ không muốn thông báo trước 3 ngày rồi cắt điện liên tục 24 giờ. Đặc biệt, là họ cần có nhân lực lao động tốt, chất lượng cao nên Việt Nam cần tăng cường đào tạo cho lực lượng này để họ an tâm đầu tư.
Bích Vân