+
Aa
-
like
comment

“Khuyên nhủ” liệu có phải là một phương pháp hay trong việc giáo dục giới trẻ

Trân Phan - 29/09/2021 15:00

“Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ” đang gây tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Khi đánh giá lại liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả như những gì chúng ta nói không? Quan điểm này tạo nên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.

TS. Vũ Thu Hương

Trao đổi mới đây từ TS. Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục đã nói được rõ hơn về vấn đề này. Cô cho rằng, từ “phạt” nghe đúng là không “lọt tai” nhưng thực ra nên hiểu hình thức “phạt” sẽ như thế nào. Trong khi dùng từ “khuyên nhủ nhẹ nhàng” thì lại dễ nghe “lọt tai” nhưng hoàn toàn không ổn với các đứa trẻ.

“Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho chúng”, TS Hương nói.

Mới đây, Tiến sĩ Vũ Thu Hương có bài chia sẻ quan điểm “Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt” với trẻ nhỏ.

Khi chúng ta đưa ra quan điểm về việc “giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ”, nhiều người cùng quan điểm cho rằng, người lớn đã trưởng thành, hiểu biết và rất ý thức được nhưng tại sao phải sống và làm việc theo pháp luật, chính là vì khi thực hiện theo pháp luật sẽ giúp kiểm soát được hành động của chúng ta không đi sai phạm Tất cả những việc sai trái đều phải bị “phạt”. Đây cũng là cách để mọi người nhìn vào và tránh đi quá giới hạn trong sự cho phép đối với cuộc sống để ở giới hạn bình thường nhất phù hợp nhất.

Biết luật phạm luật – biết sai lại phạm sai

Khi bản thân đứa trẻ hay bạn hay tất cả mọi người đều phải bị trả giá hoặc đơn giản chỉ cần nhìn người khác bị trả giá nếu đã làm sai luật pháp hoặc sai quy tắc nào đó. Bất giác chúng ta lập tức sẽ ra được rút kinh nghiệm cho bản thân bài học từ cái sai để không mắc sai lầm cũng như câu “thất bại là mẹ thành công” có thất bại có sai sót chúng ta mới chính chắn và trưởng thành hơn.

Chẳng hạn việc trẻ đánh nhau là việc làm sai. Khi người lớn hết lời khuyên nhủ chúng, đấy là điều sai phạm nhưng trẻ nghe xong, lần sau lại tiếp tục mắc lỗi cũ, vậy bạn phải làm thế nào và cả đứa trẻ sẽ phải như thế nào?

Thu Hương: “Tôi cho rằng, chỉ cần phạt một lần thôi, lần sau chúng sẽ tự rút kinh nghiệm. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho đứa trẻ.”

Với những đứa trẻ bên cạnh bạn cũng vậy, chúng khác người lớn ở chỗ, từ khi sinh ra đến khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật chúng không phải chịu quy định của pháp luật nào khi chưa đủ tuổi.

Nhiều người nói đúng, khi bé chúng không hiểu gì cả nhưng nhiệm vụ của nhà giáo dục là làm sao từ khi bé đến trưởng thành, trẻ em hiểu rằng, chúng cần phải tuân thủ pháp luật. Điều này khiến cho trẻ con không vi phạm những điều không thể chấp nhận được.

Hình phạt và phần thưởng nên công bằng hay chỉ thương hay chỉ phạt?

Một tài liệu tâm lý ở nước ngoài đã chỉ ra, áp dụng hình phạt với trẻ nhỏ không những không có tác dụng, ngược lại, có thể khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn, thậm chí đau đớn và xấu hổ, dễ nảy sinh hành động tiêu cực.

Thu Hương: “Tôi nghĩ, điều quan trọng hình phạt đó là gì? Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng phạt là đánh, là mắng, là chửi, là la nhưng theo tôi. Hình phạt tôi đề cập đến hoàn toàn không phải là như vậy.”

Có rất nhiều kiểu hình phạt chúng ta cũng có thể áp dụng thậm chí trong các hành động tra tấn và bạo hành trẻ nhiều khi đó chưa hẳn là hình phạt. Chẳng hạn bố mẹ con trẻ nóng tính và cáu lên đánh con, đó là sự trút giận lên người con. Những hành động này gây tổn hại đến thể chất và nhiều nhất chính là tinh thần sức khỏe của trẻ vì là bạo hành không phải phạt. Còn những hành động khác không gây bất cứ tổn hại gì cho đứa trẻ, thì tại sao lại gọi là hình phạt?

Từ “phạt” không lọt tai nhưng không phải vấn đề kinh khủng đến mức như chúng ta nghĩ

Khi con đánh bạn, nhà giáo dục đưa hình phạt để giáo dục trẻ đơn giản có thể là bắt chép phạt. Con phải chép nhiều hơn các bạn trong lớp một trang vở. Nếu học sinh đó chép nhiều hơn các bạn khác trong lớp một trang, tôi nghĩ không vấn đề gì về cả tâm lý lẫn sức khỏe.

Thế nhưng tác dụng của hình phạt đó đưa đến cho đứa trẻ có thể rất lớn. Lần sau cứ mỗi lần đánh bạn, nghĩ lại hình thức phải chép phạt trong giờ đáng ra được chơi, đứa trẻ sẽ không dám đánh bạn nữa.

Dần dần, khi người lớn sử cách thức áp dụng như trên, các đứa trẻ sẽ hình thành ý thức hành vi nào được và không được phép làm điều gì. Điều này vừa đảm bảo an lành cho các đứa trẻ, vừa giúp lập lại trật tự an toàn cho xã hội.

Với những đứa trẻ nhỏ hơn, chưa có khả năng viết hay nói rõ, hình phạt có thể yêu cầu con ngồi yên một chỗ không được đi lại trong khoảng 5 phút đến 10 phút để chúng nghĩ về những việc mình đã làm. Đây chính là những hình phạt tránh tổn thương tâm hồn trẻ nhỏ và mang đến sự hoà nhã nhất trong gia đình chúng ta.

Trân Phan

Bài mới
Đọc nhiều