+
Aa
-
like
comment

Khủng hoảng Ukraine đã khiến một “bộ tứ” trở nên quan trọng với Nga hơn bao giờ hết

Andrew Korybko - 03/03/2022 11:25

Hai tuần sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, thế giới đã dần cảm nhận những tác động nghiêm trọng đối với kinh tế và chính sách ngoại giao. Tác giả Andrew Korybko, chuyên gia phân tích chính trị thế giới đã có bài viết về thay đổi trong chính sách chiến lược của Nga đối với các đối tác cũng như sự “lên ngôi” của các quốc gia ngoài phương Tây trong tầm nhìn Đại Á-Âu của Nga:

Nhà báo, chuyên gia phân tích chính trị thế giới Andrew Korybko.

Định hướng chính sách chiến lược của Nga đối với các quốc gia ngoài phương Tây đã bắt đầu chuyển hướng từ năm 2014 và chắc chắn sẽ được đẩy nhanh trước những diễn biến gần đây tại Đông Âu. Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Pakistan sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với Nga. Đây là các quốc gia này hình thành nên nền tảng của chiến lược Đại Á-Âu (Greater Eurasian Partnership hay GEP), đó là chưa kể đến các nền cộng hòa Trung Á mà Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với 4 quốc gia kể trên.

Xu hướng bao trùm hiện nay tại Nga là sự xoay chuyển chính sách chiến lược khỏi phương Tây – vốn bắt đầu từ những năm 2014 – sẽ được đẩy nhanh sau khi khối liên minh do Mỹ dẫn đầu tung ra các lệnh trừng phạt và các động thái đi kèm, sau khi Moskva triển khai chiến lược quân sự đặc biệt tại Ukraine. Điện Kremlin vốn đã xây dựng các mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Pakistan, mỗi nước này đóng vai trò trọng yếu trong chiến lược Đại Á-Âu của Nga. Nhưng vừa qua, 4 quốc gia trên đã trở nên quan trọng hơn nhiều lần trong bối cảnh mới. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân, với mục đích trình bày cho mọi người hiểu rõ về về chính sách chiến lược đa cực của Nga.

Hai thành tố tiên quyết của chiến lược Đại Á-Âu

Đầu tiên, cần thấy rằng Trung Quốc đóng vai trò cùng Nga tạo thuận lợi cho sự hình thành của một “Trật tự thế giới đa cực”. Trong khi đó, khi Ấn Độ có nhiệm vụ quản lý giai đoạn chuyển tiếp mở rộng của cục diện song-đa cực. Trong bối cảnh hiện tại, Nga gần như không thể tránh khỏi việc tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính và các vấn đề khác từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Moskva hy vọng sẽ đạt được những thành công ở 3 hạt nhân còn lại của chiến lược Đại Á-Âu trước khi bước vào đàm phán nhằm đạt được những thỏa thuận có lợi hơn hiện tại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký tuyên bố chung sau hội đàm tại Bắc Kinh ngày 8/6/2018.

Nhu cầu cấp bách trên đến nay đã đạt được những bước tiến hữu hình nhờ tập hợp được Phong trào Không Liên kết mới (Neo-NAM) với Ấn Độ. Thành công đầu tiên tại Trung Á được kỳ vọng mở rộng sang một phần châu Phi và có thể là cả Đông Nam Á. Mục đích là để không tỏ ra “tuyệt vọng” trước khi tiếp cận một sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Bằng không, Nga sẽ không nhận được các thỏa thuận tối ưu nhất. Điều này không ám chỉ rằng cường quốc Đông Á sẽ “lợi dụng” đối phương, nhưng chắc chắn sẽ có một số thiệt hại đi kèm cho Nga khi tìm đến Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Nguyên nhân là do mối đe dọa từ đợt trừng phạt thứ hai từ Mỹ và phương Tây sẽ vươn đến ngành tài chính và các lĩnh vực khác của Moskva, nên Bắc Kinh chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội.

Trong tương lai, Ấn Độ cũng có thể phải đối mặt với áp lực tương tự. Nhưng đến nay, Ấn Độ vẫn chứng tỏ sự chủ động đáng nể trong chính sách chiến lược, mà bằng chứng là họ đã từ chối các yêu cầu bóng gió của phương Tây về việc lên án Nga trong những tuần qua. Bằng các mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Ấn Độ, Nga có thể hy vọng gia tăng các tiềm năng để đạt được lợi ích tốt nhất khi hợp tác với cả hai. Trong đó, Trung Quốc khả năng cao sẽ hợp tác về tài chính-kỹ thuật trong khi Ấn Độ hợp tác về chiến lược.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Iran Rajnath Singh trong lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự-kỹ thuật 2021-2030 vào ngày 6/12/2021.

Sức mạnh tiềm ẩn chưa được khai thác mang tên Iran

Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, mối quan hệ chặt chẽ với Iran cũng sẽ giúp Nga thúc đẩy các cơ hội bởi nước cộng hòa hồi giáo có nguồn dự trữ năng lượng dồi dào chưa được khai thác, nguồn lực kinh tế, sản xuất và những tiềm năng khác.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani (phải) bắt tay người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong một sự kiện hồi năm 2015.

Thêm vào đó, Iran cũng có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc và Ấn Độ. Vào mùa xuân năm ngoái, Iran đã ký Hiệp ước đối tác chiến lược 25 năm với Trung Quốc, trong khi Ấn phụ thuộc khá nhiều vào Iran về vấn đề Trung Á. Moskva sẽ khuyến khích New Dehli mở rộng ảnh hưởng để theo đổi chiến lược Neo-NAM nằm cân bằng lại quá trình chuyển tiếp song-đa cực của Cục diện Thế giới Đa cực. Trong bối cảnh đó, quốc gia vốn luôn cẩn trọng nhằm tránh phụ thuộc vào bất kỳ đối tác nào như Iran có thể sẽ nghiêng về việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua hợp tác năng lượng, logistics, kỹ thuât và các hình thức cộng tác chiến lược với Nga.

Hơn nữa, cũng cần đề cập rằng Iran công khai ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt Nga tại Ukraine, trong khi Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ vẫn tỏ ra trung lập hơn với các lý do khác nhau. Vì vậy, Iran sẽ mang lại lợi ích lớn cho Nga, và việc lên tiếng ủng hộ đã nói lên sự kiên định trong ý thức hệ của nước này. Đó là chống lại sức ảnh hưởng của phương Tây và ủng hộ những đối tác thân cận có chung mục tiêu. Điều này tạo nên sự lạc quan rằng các nhà cầm quyền Iran sẽ cân nhắc việc trông cậy vào Nga và Ấn Độ để cân bằng với Trung Quốc bằng mộtcách thân hiện, hòa nhã và khong thù địch. Nhà nước Iran có khả năng cao sẽ trở thành điểm hội tụ chính sách chiến lược giữa các nước và vì thể đạt được những lợi ích tối đa từ 3 nước

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigou (trái) và đồng nhiệm Iran Hossein Dehghan ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Teheran ngày 20/1/2015.

Một điều khác cần phải nói về quan hệ Nga-Iran, đó là khả năng các công ty năng lượng Nga tăng cường đầu tư vào Iran. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt đơn phương Washington nhằm vào Tehran của được gỡ bỏ, Moskva có thể vẫn hưởng lợi từ đối tác Trung Á. Đó là khả năng tiếp cận dòng ngoại tệ để giảm thiểu hậu quả của các lệnh trừng phạt kinh tế-tài chính từ phương Tây. Ngoài ra, thế giới vẫn cần đến dầu mỏ để vận hành, nên việc trừng phạt các dự án năng lượng chung Nga-Iran là điều bất khả thi. Nhưng cả khi điều đó xảy ra, các quốc gia ngoài phương Tây vẫn cần ký kết các hợp đồng cung cấp với họ bởi đơn giản là họ rất cần năng lượng.

Tiềm năng từ Pakistan

Mối quan hệ Nga-Pakistan thiếu tầm quan trong về kinh tế và tài chính nếu so sánh với 3 đối tác được đề cấp ở trên, nhưng bù đắp bằng tầm quan trọng về mặt quan sự-chiến lược. Khủng khoảng Afghanistan không thể được giải quyết mà không có sự hiện diện của Islamabad trong vai trò đi đầu đưa ra giải pháp chính trị và nhân đạo. Không nước nào hiểu rõ Afghanistan hơn Pakistan, do đó Nga luôn hợp tác chặt chẽ với nước này để hạn chế các khủng hoảng tại Afghanistan, bao gồm cả khủng hoảng nhân đạo và khủng bố đang càng trầm trọng. Đơn giản, quan hệ Nga-Pakistan đã trở thành một trục cốt yếu để cân bằng ảnh hưởng tại Trung Á-Âu.

Tổng thống Nga Putin (phải) và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif trong cuộc gặp tại Astana.

Pakistan cũng có nhiều hứa hẹn về năng lượng, kết nối và hợp tác đầu tư, nhưng 3 tiềm năng này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để trưởng thành. Dù vậy, về khía cạnh an ninh quốc gia, Pakistan được cho là quan trọng nhất trong số 4 đối tác ngoài phương Tây của Nga do vai trò của họ trong việc kiểm soát khủng hoảng Afghanistan, vốn được Nga xem là ưu tiên thứ hai sau Ukraine. Nếu mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát, những biến cố hỗn loạn tại Kazakhstan hồi tháng 1 có thể không may lặp lại với việc từ bỏ Trung Á, và có nguy cơ tạo nên một cuộc khủng hoảng an ninh bất thường với Nga kèm theo khủng hoảng tại Ukraine.

Đại diện Nga và Pakistan ký kết thỏa thuận xây dựng “Dòng chảy Pakistan”.

Kết luận

Quay trở lại với quan hệ hợp tác chiến lược Nga-Trung trên vai trò cỗ máy song hành của Trật tự Thế giới Đa cực đang hình thành. Nga cần phải đạt được những bước đi hữu hình trong mới quan hệ chiến lược với Ấn Độ và Iran trước khi tiếp cận sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ Trung Quốc.

Pakistan không được nhắc đến trong chiến lược tiếp cận Bắc Kinh của Moskva bởi đến nay, bởi mối quan hệ Nga-Pakistan vẫn chưa tạo được một “điểm nhấn” đủ mạnh mẽ. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc nếu Nga chứng minh được khả năng hợp tác chặt chẽ và sâu rộng hơn với Pakistan, đặc biệt là việc mở rộng chiến lược Đại Á-Âu thông qua xử lý khủng hoảng Afghanistan.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các đối tác khác của Nga như Việt Nam, Venezuela, Syria… trở nên kém quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của Moskva. Trao đổi với Cánh Cò, chuyên gia Andrew Korybko nhận định Việt Nam sẽ tiếp tục là cầu nối giữa Nga và Đông Nam Á, một vai trò không thể thay thế bởi bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Mặt khác, nền ngoại giao Nga mang một đặc tính độc nhất vô nhị, trong đó mỗi đối tác của nước này đều là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, điển hình như Ấn Độ – Trung Quốc, Iran – Israel và cả Việt Nam – Trung Quốc. Do đó, một điều chắc chắn rằng Điện Kremlin sẽ không hy sinh lợi ích với một quốc gia để theo đuổi mối quan hệ với đối tác khác, đặc biệt là trong hợp tác quốc phòng.

Nhìn chung, diễn biến tại Ukraine đã trở thành động lực để Nga đẩy nhanh chiến lược Đại Á-Âu, với 4 hạt nhân là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Pakistan. Vì thế, một Siêu cường Á-Âu có thể sẽ được hình thành nhằm tận dụng tối đa các mối quan hệ của Nga. Ở đó, mục tiêu chung là tạo nên một sự cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài, chống lại các kịch bản “chia để trị” của Mỹ và giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Andrew Korybko

Bài mới
Đọc nhiều