+
Aa
-
like
comment

‘Khu nghỉ mát’ trong lòng Campuchia sát sườn Việt Nam biến thành căn cứ Quân sự Trung Quốc

19/07/2019 17:31

Chiếm đến 20% đường bờ biển của Campuchia, khu vực đầu tư Dara Sakor do Trung Quốc chống lưng ở Campuchia khiến các chiến lược gia quân sự của Mỹ lo ngay ngáy. Du khách ít mà làm sân bay to lẫn cảng nước sâu.

'Khu nghỉ mát' trong lòng Campuchia sát sườn Việt Nam biến thành căn cứ Quân sự Trung Quốc
‘Khu nghỉ mát’ trong lòng Campuchia sát sườn Việt Nam biến thành căn cứ Quân sự Trung Quốc

Dara Sakor – siêu dự án đầu tư khổng lồ 3,8 tỉ USD của Trung Quốc tại tỉnh Koh Kong thuộc Campuchia – không giống với bất cứ dự án nào ở Đông Nam Á.

Khu đất hơn 45.000 ha này bị kiểm soát bởi một công ty Trung Quốc theo hợp đồng cho thuê 99 năm. Họ lên kế hoạch xây sân bay quốc tế, cảng nước sâu, khu nghỉ mát, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước, bệnh viện… Nói tóm lại là một khối lượng hạ tầng quá lớn so với tiềm năng vùng đất này.

Mỹ lo sợ khu nghỉ mát ở Campuchia biến thành căn cứ Trung Quốc - Ảnh 1.
Công trường xây dựng một khu resort ở Dara Sakor – khu vực đầu tư do Trung Quốc chống lưng ở Campuchia – Ảnh: BLOOMBERG

Quy mô của Dara Sakor khiến Mỹ lo ngại khu nghỉ mát này là một phần trong kế hoạch thiết lập căn cứ hải quân của Bắc Kinh ở Campuchia, một quan chức Mỹ tiết lộ với Hãng tin Bloomberg.

Hiện diện hải quân ở đây sẽ mở rộng dấu chân chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á, giúp Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông và các tuyến hàng hải trị giá ngàn tỉ đô la.

Mỹ nghi Trung Quốc có nơi chứa vũ khí

 Hải quân Hoàng gia Campuchia trong lễ bàn giao tàu tuần tra của Trung Quốc cho Campuchia ở căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville hôm 7/11/2007
Hải quân Hoàng gia Campuchia trong lễ bàn giao tàu tuần tra của Trung Quốc cho Campuchia ở căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville hôm 7/11/2007

Không phải duy nhất một lần chính quyền Tổng thống Donald Trump bày tỏ lo ngại về điều này. Năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gửi một lá thư cho Thủ tướng Hun Sen, trong đó ông bày tỏ lo ngại Phnom Penh đang có kế hoạch tiếp nhận khí tài Trung Quốc ở Căn cứ hải quân Ream gần Dara Sakor.

Đáp lại, Thủ tướng Hun Sen gọi thông tin về căn cứ Trung Quốc là “sự thật bị bóp méo”. Trong lá thư hồi đáp mà hãng tin Bloomberg tiếp cận được, ông Hun Sen khẳng định Campuchia khước từ mọi hiện diện quân sự nước ngoài, cũng như “bất cứ sự cạnh tranh nào có khả năng đẩy Campuchia vào một cuộc chiến ủy nhiệm thêm lần nữa”.

Mỹ lo sợ khu nghỉ mát ở Campuchia biến thành căn cứ Trung Quốc - Ảnh 2.
Cảng Hambantota ở Sri Lanka (trái), và công trình cảng Gwadar ở Pakistan (phải) là những dự án nhạy cảm có bàn tay của Trung Quốc – Ảnh: Bloomberg

Nhưng Mỹ chưa yên tâm. Mới tháng trước, ông Joseph Felter – quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, đã viết lá thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh, hỏi rằng tại sao Campuchia từ chối nhận tài trợ từ Mỹ để sửa chữa Căn cứ hải quân Ream dù đã chủ động yêu cầu từ hồi tháng 1.

Ông Felter giải thích việc Phnom Penh đổi ý bất thình lình khiến người ta nghi ngờ Campuchia có kế hoạch chứa khí tài của Trung Quốc ở căn cứ Ream.

Vỏ bọc “Sáng kiến Vành đai, Con đường”

Thực ra, ở tầm vĩ mô, Washington nghi ngờ sáng kiến Vành đai, con đường chỉ là vỏ bọc để Trung Quốc xây cảng biển, hạ tầng chiến lược ở các nước Sri Lanka, Pakistan, Myanmar… nhằm tiến tới thiết lập thêm căn cứ quân sự ở hải ngoại sau cái đầu tiên ở Djibouti thuộc khu vực Đông Phi cách đây 2 năm.

Giới phân tích cho rằng Campuchia tiếp nhận hầu hết (đến 3/4) đầu tư từ Trung Quốc và ngày càng trở nên gần gũi với Bắc Kinh hơn.

“Chúng tôi lo ngại bất cứ động thái nào của chính phủ Campuchia cho phép quân đội nước ngoài hiện diện sẽ đe dọa đến sự gắn kết và vai trò của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)” – bà Emily Zeeberg, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, trả lời hãng tin Bloomberg.

Nếu thiết lập căn cứ ở Campuchia, Hải quân Trung Quốc sẽ có một môi trường hoạt động thuận lợi trong vùng nước xung quanh Đông Nam Á. Bỗng nhiên một khu vực chiến lược nằm ngay phía sau vành đai phòng thủ của quân đội Trung Quốc. Đây sẽ là hệ lụy lớn nhất, đi kèm theo nó là những ảnh hưởng về chính trị”

Ông Charles Edel (cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện là nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney)

Mỹ lo sợ khu nghỉ mát ở Campuchia biến thành căn cứ Trung Quốc - Ảnh 4.
Vị trí dự án Dara Sakor và căn cứ hải quân Ream ở Campuchia (trái) và vị trí dự án kênh đào Kra ở Thái Lan (phải) – Đồ họa: Google Earth/ Viện Mekong

Khi hợp đồng thuê đất được trao cho công ty Trung Quốc Tianjin Union Development Group (mà các thông tin cho rằng được nhiều lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc ủng hộ) hồi năm 2008, Dara Sakor được quảng cáo sẽ trở thành một trung tâm du lịch mới của Campuchia. Tuy nhiên, các chiến lược gia quân sự của Mỹ và quốc tế nhìn thấy vài “cảnh báo đỏ”.

Dự án sân bay mới ở Dara Sakor dự kiến có công suất 10 triệu khách/năm, gấp đôi sân bay Phnom Penh và hơn 40 lần lượng khách do sân bay Sihanoukville tiếp nhận năm 2017, mà đây lại là nơi có vô số khách sạn và sòng bạc. Tỉnh Koh Kong chỉ có khoảng 150.000 khách quốc tế năm ngoái, vậy sân bay quy mô thế để làm gì?

“Trừ khi anh đã có sẵn quy mô du lịch cần thiết, bình thường không ai lại đi xây thêm sân bay khi ở gần đó đã có một cái. Cảng nước sâu cũng không hợp lý về phương diện du lịch, nó có thể biến thành căn cứ hải quân chỉ trong một đêm” – đại tá Vinayak Bhat, cựu chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Quân đội Ấn Độ, nhận xét với Bloomberg.

Khu vực Dara Sakor do Trung Quốc đầu tư sát sườn Việt Nam, chỉ cách 160 Km.
Khu vực Dara Sakor do Trung Quốc đầu tư sát sườn Việt Nam, chỉ cách 160 Km.

Đại tá Bhat cho biết các nhà hoạch định của Quân đội Ấn còn lo ngại về mối quan tâm của Trung Quốc trong dự án kênh đào Kra xuyên Thái Lan. Tuyến hàng hải này, nếu thành sự thật, sẽ giúp tàu bè Trung Quốc tránh đi vòng qua Eo Malacca, và phát huy hết sức mạnh trên Ấn Độ Dương.

Hồi tháng 11-2018, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã ra lệnh tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án kênh đào Kra, nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì mới. Các nghiên cứu trước đó ước tính chỉ cần mất 9 năm để xây kênh Kra nếu dự án được bật đèn xanh.

LQD

Bài mới
Đọc nhiều