+
Aa
-
like
comment

Đừng lấy “nhân quyền” bao biện cho tội phạm tại Đồng Tâm

Bảo An - 07/03/2021 14:55

Ngày 8/3, phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm chính thức diễn ra, những thông tin, luận điệu sai trái, phiến diện, tiêu cực, vô căn cứ càng được các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị ráo riết tung ra. Mục đích của những kẻ này là lợi dụng vụ án Đồng Tâm để gây nhiễu loạn tình hình, kích động tư tưởng hoài nghi, chống đối với Đảng, Nhà nước.

RFA xuyên tạc một cách trắng trợn phiên tòa phúc thẩm vụ án tại xã Đồng Tâm.
RFA xuyên tạc một cách trắng trợn phiên tòa phúc thẩm vụ án tại xã Đồng Tâm.

Phiên tòa phúc thẩm vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ diễn ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là một vụ án nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đồng thời, đây cũng là miếng bánh béo bở để các đối tượng “dân chủ”, “nhân quyền” chọc ngoáy, “chấm mút” nhằm công kích chính quyền. Không chỉ riêng các đối tượng cơ hội chính trị trong nước, nhiều đối tượng người nước ngoài có cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện cảm với Việt Nam cũng triệt để tiến hành xuyên tạc vụ án Đồng Tâm để bôi nhọ, hạ bệ uy tín, hình ảnh luật pháp Việt Nam.

Những kẻ lộng ngôn

Bất chấp sự thật rằng các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã cúi đầu nhận tội, bất chấp sự thật rằng các tài liệu, chứng cứ thu thập được hoàn toàn đủ căn cứ chứng minh kẻ phạm tội, những kẻ chống phá vẫn liên tục “khóc thuê”, “khóc mướn”, “kêu oan” cho các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm. Dĩ nhiên, oan ở đây cũng chỉ là cái “oan Thị Mầu”. Đằng sau những giọng điệu khóc lóc ỉ ôi tưởng như đầy nhân văn, thương cảm, thực chất cũng chỉ là giọng điệu “mèo khóc chuột”, lợi dụng tình hình để chống phá chính quyền.

Gần đây, những màn tấu hài của các “nhà dân chủ” càng được đẩy mạnh, trước cả khi phiên tòa bắt đầu. Nhiều luận điệu sai trái, xuyên tạc trắng trợn đã được rêu rao trên các trang mạng xã hội như “Phiên tòa phúc thẩm này tiếp sau phiên tòa diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nơi mà các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đã không được tôn trọng”, “Bây giờ là lúc mà Tòa án Tối cao tại Hà Nội có cơ hội để chứng minh năng lực của mình và sự sẵn sàng tiến tới một nền công lý dân chủ hơn”…

Không chỉ riêng các “mõ làng dân chủ” trong nước, một số đối tượng người nước ngoài núp bóng “Theo dõi nhân quyền” cũng đăng đàn bình luận, trả lời phỏng vấn của BBC, RFA với các nhận định sai lệch, tiêu cực. Người xưa vẫn nói “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”. Một số kẻ tự nhận bản thân là người “bảo vệ nhân quyền”, “giám sát nhân quyền” nhưng tất cả chỉ là những luận điệu “võ mồm”. Họ chưa hề đặt chân đến Việt Nam, chưa biết tình hình thực tiễn diễn ra như thế nào, chỉ dựa vào những bản “báo cáo”, “phúc trình” sai sự thật của những “con buôn dân chủ” (trong số đó có nhiều kẻ đã bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra do có hành vi phạm tội) để vu khống Việt Nam, để đưa ra các thông tin phiến diện, sai lệch.

Nhưng thực tế chắc chắn rằng, những kẻ này không “ngây thơ” đến mức không tìm hiểu thực tế. Đằng sau việc “khóc mướn” đối với vụ án Đồng Tâm là thủ đoạn tấn công chính trị công kích chế độ, công kích đất nước Việt Nam.

Không thể núp bóng “nhân quyền” bao che cho sai phạm

Cùng với những nhận định phiến diện, các đối tượng cũng tích cực lợi dụng vấn đề tại Myanmar để móc nối với vụ án Đồng Tâm. Trong đó, các đối tượng này đang đẩy mạnh rêu rao luận điệu cho rằng “lực lượng chức năng đã chĩa mũi súng về phía dân oan”, “quân đội cầm súng chĩa vào người dân…”

Đây là một thủ đoạn “đánh lận con đen” vô cùng nguy hiểm. Cần phải nói thẳng, nói rõ rằng các đối tượng trong “Tổ Đồng thuận” và đặc biệt là Lê Đình Kình không phải là “dân oan”. Không có dân oan nào mà lại đi tranh chiếm đất quốc phòng, chẳng có dân oan nào lại chuẩn bị đầy đủ vũ khí và tuyên chiến với lực lượng chức năng. Hoạt động của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” không phải diễn ra nhất thời mà nó kéo dài, liên tục. Trước khi vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” vào ngày 09/01/2020, các đối tượng tại Đồng Tâm đã thực hiện nhiều hành vi ngông cuồng, thể hiện sự coi thường pháp luật như  vụ bắt giữ con tin chiến sĩ CSCĐ năm 2017″, và những lời lẽ “thế giết 300-500 tên…” trên mạng xã hội.

Việc lực lượng chức năng áp dụng biện pháp mạnh để trấn áp hành vi phạm tội của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” là hoàn toàn hợp pháp. Nên nhớ, chính các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã chuẩn bị và sử dụng nhiều loại vũ khí như lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn, v.v… để tấn công lực lượng chức năng, cho thấy hành vi phạm tội hết sức côn đồ, manh động, có sự chuẩn bị từ trước.

Thực tế, không riêng Việt Nam mà tại bất kỳ quốc gia nào, nếu đối tượng phạm tội có hành động tấn công lực lượng chức năng cũng sẽ bị xử lý mạnh tay. Điển hình như tại Mỹ, nếu người bị tình nghi chống trả, tấn công cảnh sát, thì khả năng nhận “kẹo đồng” là hoàn toàn có thể. Theo thống kê của Uwashing Post thì năm 2019 có đến hơn 1.000 vụ cảnh sát nổ súng chết người.

Không thể núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” để xuyên tạc, đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm. Những luận điêu tiêu cực mang tính chất vu khống một cách trắng trợn như trên được đưa ra là minh chứng rõ ràng cho thấy sự phản động của các “con buôn dân chủ”. Những kẻ này đang cố tình “ăn bám” sự kiện để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều